Bảo mật đĩa cứng bằng “Disk Password Protection”

TT - Đa số các đĩa cứng dung lượng lớn hiện nay đều được phân vùng để chứa dữ liệu. Bạn có thể dùng công cụ “Disk Password Protection” để giấu đi phân vùng đĩa cứng mà bạn thường dùng để lưu trữ những dữ liệu nhạy cảm.

Disk Pasword Protection có khả năng giấu toàn bộ mọi phân vùng chứa dữ liệu trên đĩa cứng của bạn một cách rất an toàn và có tác dụng ngay cả với mọi loại thẻ nhớ USB đã được gắn vào máy tính. Nếu bạn là một người dùng cẩn thận thì có thể áp dụng DPP ngay lên phân vùng khởi động C để không ai có thể khởi động được máy tính nếu không có password phù hợp.


15 bí mật của Windows 7

Thế giới đã biết không hề ít về Windows 7 nhưng vẫn còn không ít những tính năng đặc biệt thú vị ẩn sâu trong hệ điều hành mới mẻ này.
Trước tiên, cần phải nói một điều rằng những gì mà thế giới đã biết về Windows 7 chỉ là những tính năng mới mẻ và nổi bật nhất được Microsoft công bố nhằm mục đích khẳng định với người dùng rằng: Windows 7 hoàn toàn khác biệt với Windows Vista.
Chính vì thế những chi tiết như: hỗ trợ màn hình cảm ứng, tân trang lại thanh công cụ với khả năng hiển thị hình ảnh xem trước (preview) lớn hơn, Internet Explorer 8, hỗ trợ tối đa các công việc trong môi trường mạng… chỉ là bề nổi của hệ điều hành này.
Những sự thay đổi hoặc tính năng mới khá quan trọng đã rất ít khi được nhắc đến như chống phân mảnh (defragment) nhiều phân vùng ổ cứng cùng lúc, hay khởi tạo một tài khoản “hộp cát” cho người khác dùng một cách thoải mái mà không lo những thiết lập quan trọng trong hệ thống bị thay đổi, khởi động từ ổ cứng ảo, mã hóa dữ liệu trên ổ USB… Tất cả đã làm nên một Windows 7 thực sự khiến người dùng đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác.
Dưới đây là 15 tính năng mới của Windows 7 mà rất ít (hoặc chưa) có ai biết.


Windows 7 Manager 1.1.3 Full Mediafire (x86/x64)| Software

Windows 7 Manager là tiện ích hệ thống cho phép bạn tối ưu, tinh chỉnh và dọn dẹp Windows 7. Chương trình giúp tăng tốc độ hệ thống, cải thiện an ninh, cũng như đáp ứng mọi sự mong đợi bạn.

Windows 7 là hệ điều hành mới nhất cho cả người dùng nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp. Windows 7 mang đến sự rõ ràng, để bạn có thể hoàn th2anh các tác vụ hàng ngày một cách an toàn và dễ dàng cũng như tìm thấy mọi thứ bạn cần trong máy tính.


15 điều phải biết về Windows 7 RC

 Chỉ còn chưa đến 1 ngày nữa, bản “tiền chính thức” (Release Candidate - RC) của Windows 7 sẽ ra mắt nhưng vẫn có không ít người “mù mờ” về hệ điều hành này.

Microsoft cho biết họ sẽ chỉ có một phiên bản RC duy nhất cho hệ điều hành này cũng như người dùng sẽ có tới 13 tháng để tận hưởng sự miễn phí mà Microsoft dành cho họ. Theo thông báo, bản RC có giá trị sử dụng từ ngày phát hành (5/5/2009) đến ngày 1/6/2010.

Câu hỏi là bao giờ thì Microsoft ra bản chính thức (final)? Thực tế, chưa một ai có thể trả lời câu hỏi này nhưng theo phỏng đoán của giới chuyên môn dựa vào “thói quen” từ những lần Microsoft phát hành Windows XP và Windows Vista, đó có thể là khoảng từ ngày 28/8 đến ngày 20/9 năm nay.
Windows 7 được Microsoft giao phó trọng trách nặng nề: kéo người dùng ra khỏi Windows XP và xóa đi nỗi xấu hổ về phiên bản Windows Vista. Nhưng nhiều người sẽ hỏi: Windows 7 RC có đáng để “thử một phen”. Những chuyên gia thử nghiệm của trang web chuyên về công nghệ Computerworld đã đánh giá: Windows 7 RC “đủ độ ổn định và đủ độ nhanh” đáng để người dùng tải về.


Download Kho Theme Mới Cho Win 7

Động thái này của Microsoft nhằm quảng bá và thu hút sự chú ý của người dùng với hệ điều hành mới của mình.

Để chiêm ngưỡng kho themes này, các bạn chỉ việc click vào đây. Sau đó, trót ưng bộ theme nào thì chỉ việc nhấp vào chữ DOWNLOAD nằm ngay phía dưới thôi nhé!


Hướng dẫn gia tăng số các download trong Internet Explore 8

Như các bạn biết thì mặc định, Internet Explore 8 chỉ cho phép các bạn download không quá 8 tập tin tại cùng một thời điểm. Và với giới hạn này, đối với một số người nó đã là quá đủ song lại lại là khiêm tốn đối với những ai có thói quen tải về một số lượng lớn các thể loại từ Internet. Vậy nếu như bạn thuộc nhóm thứ hai thì đây sẽ là thủ thuật bạn cần cho mình.

Thông qua thủ thuật nhỏ này, bạn sẽ có thể tăng số các kết nối và giới hạn các download. Từ đó bạn hoàn toàn thoải mái download hàng loạt tập tin theo ý mình muốn thay vì chỉ có 8 như trước.

Các bạn thực hành theo các bước sau:


Điều chỉnh Font trên màn hình Trong Win 7

Một công cụ đáng giá vừa được Microsoft tích hợp trong Windows 7 đó là ClearType tinh chỉnh phần hiển thị của các font trên màn hình để có thể chạy tốt hơn trên một màn hình LCD.



Để kích hoạt ClearType, bạn vào Start, gõ cttune.exe vào trong ô Search rồi nhấn Enter rồi đánh dấu chọn vào ô có tên Turn On Clear Type. Sau đó, click Next và theo những chỉ dẫn trên màn hình. Ở mỗi màn hình bạn sẽ được yêu cầu chọn các ô chữ phù hợp nhất trên màn hình của bạn. Khi đã hoàn tất, tất cả các font trên màn hình sẽ có những thiết lập như bạn mong muốn.


Thủ Thuật Windows 7 Phần 1 (TT)

1) Thay Đổi Hình Nền Desktop
Windows 7 lăng-xê một loạt hình nền đẹp mê hồn nhưng mặc định thì ta chỉ được xem có mỗi một con cá. Trong win 7 không cần bạn phải sữ dụng phần mền để thay đổi hình nên, Để đổi hình nền theo một khoảng thời gian nhất định, bạn làm như sau:
  • Nhấn chuột phải vào Desktop, chọn Personalize.  
  • Chọn một Theme, rồi click vào Desktop Background 
  • Nhấn Select All ở cửa sổ mới. Chọn thời gian hình nền thay đổi (10 giây tới 1 ngày), thứ tự (Shuffle).... Nhấn Save Changes để thay đổi có hiệu lực.


Thủ Thuật Windows 7 Phần 1

Khôi phục Menu Recent Items và Run Command
Recent Items là menu hiển thị các văn bản, hình ảnh, phim, nhạc mà bạn vừa truy cập trước đó không lâu, lệnh Run thì có lẽ ai cũng biết. Song Windows 7 lại không hiển thị 2 menu này. Muốn hiển thị hai menu này, bạn click phải vào thanh Start, chọn Properties, trong hộp thoại mới xuất hiện, chọn thẻ Start Menu và click Customize, đánh dấu check ở 2 mục: Recent ItemsRun Command:


Tiếp theo



Kết Quả Nhá:


Với cách này bạn có thể tùy chọn những gì muốn ẩn hiện trong StartMenu .

Cách mở rộng Các Icon  trên thanh Taskbar
Mặc định trong windows 7 khi bạn mở nhiều ứng dụng giống nhau thì các Icon này sẽ dồn vào 1 Icon nhỏ dưới thanh TaskBar nên rất khó theo dõi cho các bạn mới làm Quen với Win 7. đây là cách giúp cho bạn thấy tấc cả các icon giống như trong win Xp nè.
Click chuột phải lên thanh Taskbar chọn Properties. Chuyển sang tap Taskbar có phần Taskbar Buttons chọn Never combine hoặc Combine when taskbar is full




Kết quả nhé:


Ok Good


“Lấy vợ đi anh nhé!”

Em thật lòng chúc anh hạnh phúc bên người con gái anh yêu…

Anh! Vậy là đã 2 năm rồi chúng mình xa nhau, hai năm rồi em lặng lẽ đi bên đời anh, lặng lẽ sống với những kỉ niệm của một tình yêu tan vỡ.

Người ta vẫn nói “Thời gian có thể giúp con người quên đi những chuyện không vui, thời gian có thể chữa lành mọi vết thương” nhưng với em điều đó chẳng hề đúng chút nào. Em càng cố quên anh thì em càng thấy nhớ anh nhiều hơn, càng thấy vết thương trong lòng mình nhói đau hơn, nhức nhối hơn. Mọi người và cả anh nữa ai cũng nghĩ em là cô gái mạnh mẽ, lạnh lùng… cho nên sẽ chẳng khó để em quên anh, chẳng khó để em vượt qua những biến cố xảy đến trong đời. Có ai biết được rằng đằng sau cái vẻ lạnh lùng, mạnh mẽ ấy là một tâm hồn đa cảm, yếu đuối, có ai biết đâu đó chỉ là cái vỏ bọc mà em đã cố tạo ra cho mình? Em không buồn vì anh yêu em mà không nhận ra điều ấy bởi em giấu nó một cách quá hoàn hảo, chính em nhiều lúc cũng không tin mình làm được điều đó tốt đến vậy.


Đề nghị tăng 700 đồng mỗi lít xăng dầu

Liên bộ Tài chính - Công Thương đang cân nhắc phương án tăng 500-700 đồng mỗi lít xăng dầu do một số doanh nghiệp đầu mối đề xuất.


Xăng dầu nhấp nhổm tăng.

Ba doanh nghiệp đầu tiên đề xuất tăng giá bản lẻ gồm Tổng công ty Dầu VN (PV Oil), Công ty Petec và Công ty Thương mại dầu khí Đồng Tháp. Riêng ông lớn Petrolimex (hiện chiếm khoảng 70% thị phần) vẫn chưa có ý kiến đề xuất.

Ba doanh nghiệp trên cho rằng giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh, nếu không tăng giá bán, doanh nghiệp sẽ lỗ khoảng 1.000 đồng mỗi lít xăng dầu. Cả 3 đơn vị này đều nghị tăng giá bán thêm 500-700 đồng mỗi lít, thời gian dự kiến là ngay trong tuần này.

Theo tính toán của Tổng công ty Dầu VN (PV Oil), 20 ngày qua qua, giá xăng thành phẩm dao động ở mức bình quân 74 USD một thùng. Hiện tại, xăng A92 tại thị trường Singapore đang chào bán với giá 79-80 USD một thùng. Giá dầu diezel và dầu hỏa thành phẩm cũng dao động quanh ngưỡng 84 USD một thùng. Dầu mazut giá 456 USD một tấn.

Với giá bán này, sau khi trừ đi các khoản chi phí, thuế, hoa hồng, kho bãi… mỗi lít xăng, doanh nghiệp đang lỗ trên dưới 1.000 đồng với mỗi lít dầu và khoản 7.00 đồng mỗi lít xăng.

Trao đổi với VnExpress.net, phía Bộ Tài chính cho biết đã nhận được văn bản đề xuất của các doanh nghiệp từ chiều tối qua. Cơ quan này đang tính toán để có các phương án xử lý thích hợp - có thể là can thiệp bằng ‘van’ thuế, quỹ bình ổn giá. Trong trường hợp các biện pháp trên chưa đủ ‘liều’ mới tiến hành tăng giá bán.


Người dùng VN có thể mua Windows 7 từ hôm nay

Hà Nội, ngày 22/10/2009, Microsoft công bố trên toàn thế giới sản phẩm Windows 7 đã có mặt trên toàn cầu theo đúng kế hoạch của hãng.

Tại Việt Nam, từ ngày 22/10/2009, người dùng Việt Nam có thể mua Windows 7 theo hình thức cài đặt sẵn trên máy tính mới tại các cửa hàng đại lý của Microsoft như Nguyễn Kim, Trần Anh, Phong Vũ, Đăng Khoa trên toàn quốc.

Nhân sự kiện Windows 7 được công bố chính thức trên toàn cầu, Microsoft Việt Nam cho ra mắt website www.windows7vn.com bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Thông qua website này, người dùng sẽ tìm thấy nhiều thông tin bổ ích về hệ điều hành Windows 7 đang được mong đợi nhất từ trước đến nay.

“Windows to my world” là cuộc thi dành cho tất cả các bạn trẻ tại Việt Nam giúp bạn chia sẻ những trải nghiệm của mình với người khác về HĐH Windows 7, Windows Live, hay Windows Phone. Cách thức tham gia rất đơn giản, chỉ cần đăng tải hình ảnh chụp tại các sự kiện diễn ra các hoạt động liên quan đến việc ra mắt hệ điều hành Windows 7 tại Việt Nam tại các điểm bán hàng của Microsoft và một số trường đại học lên trang web www.windows7vn.com để hình ảnh của bạn được mọi người bình chọn.

Chương trình bắt đầu từ ngày 22/10/2009 đến 30/11/2009. Kết quả cuộc thi sẽ được công bố vào ngày 30/11/2009. Một giải thưởng hấp dẫn dành cho hình ảnh có số bình chọn cao nhất là chiếc điện thoại thông minh HTC Touch2 sử dụng hệ điều hành Windows mobile 6.5. Đồng thời người bình chọn may mắn và chính xác nhất sẽ có cơ hội nhận được chuột không dây Microsoftt Arc nhỏ gọn và thời trang.

Ngoài ra, những người đã và đang sử dụng phiên bản thử nghiệm Windows 7 sẽ có cơ hội thể hiện sự am hiểu của mình đối với sản phẩm Windows 7 bằng cách tham gia trò chơi trắc nghiệm về Windows 7 tại website www.windows7vn.com. Giải thưởng là đĩa Windows 7 RTM của Microsoft được trao hàng tuần dành cho người chơi có câu trả lời đúng và nhanh nhất.

Ông Stephane Kimmerlin, Giám đốc phát triển kinh doanh và tiếp thị Microsoft Việt Nam cho biết: “Từ nay đến đầu tháng 11, Microsoft Việt Nam sẽ công bố nhiều thông tin liên quan đến hệ điều hành Windows 7 rất thú vị và bất ngờ cho người tiêu dùng Việt Nam”.
Nhân dịp này, Microsoft cũng giới thiệu phiên bản tiếng Việt của Trung tâm hỗ trợ khách hàng.


Wifi direct sẽ khai tử bluetooth?

Dự kiến đến giữa năm 2010, các thiết bị kỹ thuật số như camera, smartphone, máy tính… sẽ có thể “trò chuyện” trực tiếp với nhau nhờ kỹ thuật wifi mới.


Liên minh các nhà kỹ nghệ wifi cho biết họ đã gần hoàn tất chuẩn công nghệ wifi direct. Bên cạnh đó họ thiết lập bộ quy tắc kỹ thuật để hướng dẫn các công ty điện tử có kế hoạch đưa công nghệ mới này vào sản phẩm.

Trang tin Physorg dẫn lời Kelly Davis-Felner, Giám đốc tiếp thị của Liên minh wifi cho biết, với wifi direct thì các thiết bị số có thể kết nối với tivi, máy in hoặc khung hình kỹ thuật số dễ dàng với tốc độ cao.

Chuẩn kỹ thuật bluetooth, một dạng kết nối không dây khác có khả năng sẽ trở thành chuyện của quá khứ. Lý do là wifi direct được ứng dụng rộng rãi, trong khi bluetooth chỉ tác động trong một không gian hẹp và tốc độ chậm. Điều thú vị khác là chỉ cần một thiết bị có tích hợp wifi direct là có thể tác động hai chiều với một thiết bị khác. 
Theo ThanhNien


Cách viết chi tiết một Kế hoạch Kinh doanh. Vì sao phải viết ?!/Kiến thức kinh doanh

Có lẽ kế hoạch kinh doanh là cái đầu tiên mà ai đã, đang và sẽ khởi nghiệp kinh doanh đều quan tâm tới, vậy làm cách nào để cho nó thực sự hiệu quả, để dựa vào đó mà bạn có thể vững buớc tiến lên? Không hề đơn giản nếu như bạn thiếu tính hệ thống, ko nắm rõ khung sườn của nó. Và sau đây là bài viết chi tiết với 13 mục tách bạch (số 13 là số tốt trong kinh doanh)

1. Mục lục

Bảng mục lục nên liệt kê tất cả các lĩnh vực chính trong kế hoạch kinh doanh của bạn, và có thể được chia thành các đề mục nhỏ quan trọng hoặc để làm rõ. Nhớ rằng trang mục lục phải được sắp xếp rõ ràng, ngăn nắp và đánh số trang theo đúng cách thức.
Bảng mục lục sẽ giúp người đọc dễ dàng theo dõi kế hoạch kinh doanh của bạn.


2. Tóm tắt tổng quát

Tóm tắt Tổng quát nên đề cập đến những vấn đề sau một cách rõ ràng và chính xác:

* Giới thiệu qua về Công ty

Các đoạn mở đầu nên giới thiệu công ty làm gì và ở đâu. Nên giới thiệu ngắn gọn thị trường của bạn, số kinh phí bạn hy vọng có và nguồn kinh phí đó sẽ được sử dụng như thế nào.

* Tầm nhìn, sứ mệnh

Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh xác định đường hướng không chỉ cho kế hoạch kinh doanh của bạn, mà còn cho cả công ty của bạn nữa. Lời tuyên bố này xác định ra con đường công ty bạn sẽ đi theo và là nguyên tắc chỉ đạo xuyên xuốt các chức năng của công ty. Lời tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh của bạn cho người đọc biết thông tin về bạn và kế hoạch kinh doanh của bạn - công ty của bạn đại diện cho cái gì, bạn tin tưởng vào điều gì, và bạn mong muốn đạt được điều gì.

* Điểm lại cơ hội

Mô tả và lượng hóa cơ hội và xem bạn phù hợp ở chỗ nào. Giải thích tại sao bạn tham gia ngành kinh doanh này và lý do bạn sẽ tận dụng cơ hội này.

* Tóm tắt thị trường

Thị trường rộng lớn đến mức nào và giai đoạn phát triển (tăng trưởng sớm hay là tăng trưởng giai đoạn sau). Những động lực chính, xu hướng và ảnh hưởng chính trên thì trường là gì?

* Tạo sự khác biệt (điều gì làm bạn khác với người khác)

Điều gì khiến cho bạn khác với toàn bộ phần còn lại? Sản phẩm của bạn do một bên sở hữu, có đăng ký bằng sáng chế, hay có đăng ký bản quyền không? Dịch vụ của bạn tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn hay không? và nếu thế thì tại sao lại như vậy? Có phải lợi thế của bạn chỉ mang tính “tạm thời”? và bạn có các bước thực hiện để bảo vệ vị thế của mình không? Liệu có các cản trở gia nhập thị trường đúng như dự báo tài chính của bạn không?

* Mô tả sản phẩm/ dịch vụ

Phần này nên mô tả ngắn gọn sản phẩm và dịch vụ của bạn.

* Sơ yếu lý lịch đội ngũ quản lý

Xét về lịch sử, đội ngũ quản lý công ty là một trong những chỉ báo về sự thành công và các nhà đầu tư sẽ xem xét rất kỹ từng cá nhân sẽ tham gia quản lý công ty. Ngắn gọn, bạn muốn nhấn mạnh những kinh nghiệm phù hợp trước đây của độ ngũ quản lý. Nêu tên các công ty, các cương vị đã làm và các thành tự chính đã đạt được.

* Bản chất và sử dụng nguồn thu

bạn đang cần bao nhiêu vốn đầu tư. Xin lưu ý rằng một trong những nguyên nhân chung nhất dẫn tới thất bại trong kinh doanh là vấn đề thiếu vốn. bạn nên có biết rõ mình cần bao nhiêu tiền để vận hành doanh nghiệp trong cả năm đầu tiên. Nhà đầu tư cũng muốn biết số tiền sẽ được sử dụng là bao nhiêu.

3. Giới thiệu Công ty

Phần này trình bày tóm tắt làm thế nào bạn tới được thời điểm này và trong tương lai định hướng sẽ đi về đâu. Nguồn gốc của công cuộc kinh doanh của bạn là gì? Nhóm quản lý được hình thành như thế nào? bạn kiếm được kinh phí như thế nào tới thời điểm hiện nay? bạn có đầu tư tiền riêng của mình vào cuộc kinh doanh này không và bao nhiêu? Cơ cấu pháp lý của công ty như thế nào? Ai là chủ đầu tư hiện nay và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Cơ sở vật chất hiện tại và tương lai? Chiến lược rút khỏi công ty như thế nào?

* Mô tả pháp lý

Gồm những chi tiết sau: công ty được thành lập ở đâu và khi nào, một dòng mô tả lĩnh vực kinh doanh của bạn, và tóm tắt công ty của bạn cung cấp những gì.

* Lịch sử công ty

Tổng quan về lịch sử kinh doanh của bạn. Sắp xếp chi tiết công ty thành các sự kiện theo dòng thời gian hoặc theo hình thức văn kể, và nêu cả các thành tựu và những mốc quan trọng. Giải thích tại sao bạn khởi sự công ty, động lực thúc đẩy sự ra đời công ty, và sự kết hợp sản phẩm/dịch vụ thay đổi như thế nào theo thời gian. Liệt kê dữ liệu trước đây về bán hàng, lợi nhuận, số lượng bán ra, số nhân viên, và các dữ kiện quan trọng khác để hình thành doanh nghiệp của bạn: chủ đầu tư của bạn là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu? Đội ngũ quản lý được hình thành như thế nào.

* Thực trạng

Ghi nhanh địa điểm công ty hiện nay ở đâu. bạn có ở tại một địa điểm, bạn hiện giờ bán gì, có bao nhiêu nhân viên, và bạn thành công đến mức nào? Chỉ rõ thế mạnh, đồng thời cũng thẳng thắn và chân thực cho biết điểm yếu. Chủ đầu tư biết rằng tất cả doanh nghiệp đều có điểm yếu, và thể hiện sự trưởng thành trong kinh doanh của mình bằng cách thừa nhận những điểm yếu và đề ra các bước khắc phục. bạn được tài trợ như thế nào cho tới thời điểm này. bạn có đầu tư tiền của minh vào doanh nghiệp hay không và bao nhiêu. Chủ đầu tư hiện nay là ai và tỷ lệ sở hữu của họ là bao nhiêu?

* Mục tiêu tương lai

Phần này cho người đọc biết công ty sẽ đi theo hướng nào. bạn mong đạt được gì trong vòng 1, 3, 5 và 10 năm tới? Liên hệ những mục tiêu này với khoản đầu tư bạn cần để cho nhà đầu tư hiểu tại sao bạn cần tiền của họ và bạn dự định dùng tiền đó để làm gì. Giải thích phương pháp tiếp cận tổng thể để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận bằng ngôn ngữ lạc quan, nhưng đảm bảo phải thực tiễn.

* Chiến lược rút khỏi công ty

Đây là lúc bạn giải thích cho nhà đầu tư làm thế nào họ thu hồi lại vốn đã bỏ ra, theo bạn số lợi nhuận trên vốn đầu tư họ sẽ thu được là bao nhiêu và trong khung thời gian là bao nhiêu. Chiến lược rút khỏi công ty có thể bao gồm việc bán hoặc sáp nhập công ty, đội ngũ quản lý mua lại, phát hành cổ phiếu lần đầu cho công chúng (IPO) hoặc bán cho tư nhân.

4. Sản phẩm & Dịch vụ

Mô tả sản phẩm, dịch vụ và công nghệ. Bình luận về giá cả, dịch vụ, hỗ trợ, bảo hành, sản xuất…. Lợi thế của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn là gì và so với đối thủ cạnh tranh thì ra sao. Lịch biểu tung những sản phẩm này ra thị trường và cần thực hiện những bước nào để đảm bảo đáp ứng được khung thời gian này? Có sự tham gia của các nhà kinh doanh khác không và nếu có thì họ là ai và vai trò của họ như thế nào. Sản phẩm của bạn đã được kiểm tra/đánh giá chưa và nếu có thì được làm ở đâu, khi nào và kết quả ra sao. Liệu có kế hoạch cho các sản phẩm tương lai hoặc dòng sản phẩm thế hệ tiếp theo không? và nếu có thì đó là sản phẩm gì và khi nào sẽ được sản xuất? Những sản phẩm mới này có được gộp vào doanh thu và dự toán chi phí không?

5. Phân tích Ngành

Phân tích ngành: xu hướng, triển vọng nhu cầu, những rào cản đối với gia nhập thị trường và tăng trưởng, ảnh hưởng của đổi mới và công nghệ, tác động của nền kinh tế, chính phủ và sức khỏe tài chính của ngành; Mọi doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi của một ngành nào đó. Kế hoạch kinh doanh của bạn phải nêu được các lực lượng đang tham gia trong ngành của mình, những xu hướng và tăng trưởng cơ bản theo thời gian, và công ty của bạn khớp ở chỗ nào. Trình diễn cho người ngoài biết bạn am hiểu và đã dự đoán được các nhân tố quan trọng của ngành mình, xây dựng nền tảng cho sự thành công của công ty của bạn. Hãy nghĩ về ngành của bạn như là những công ty cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự như của bạn. Điều này bao gồm các công ty bán những sản phẩm và dịch vụ tương tự, cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ bổ trợ hoặc bổ sung. Bất cứ doanh nghiệp nào nằm ở giữa một đầu là cung cấp nguyên liệu thô và đầu kia là kênh phân phối loại sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn đều năm trong ngành của bạn.

Trong phần phân tích ngành của kế hoạch kinh doanh, hãy trả lời cho các câu hỏi dưới đây:

* Quy mô của ngành mình như thế nào xét cả về doanh thu và số công ty?
* Thảo luận đặc điểm của ngành này như: xu hướng tăng trưởng, đơn vị bán ra hoặc số nhân công.
* Những nhân tố nào ảnh hưởng tới tăng trưởng hoặc suy thoái của ngành?
* Xu hướng trong những năm trước là gì?
* Dự báo xu hướng trong những năm sắp tới? (kể cả nghiên cứu minh họa)
* Những rào cản gia nhập ngành của mình là gì?
* Có bao nhiêu công ty dự kiến gia nhập ngành trong tương lai?
* Những quy định nào của chính phủ tác động đến ngành và doanh nghiệp của bạn?
* Ngành của bạn có bọ điều tiết nhiều không hoặc có bị nằm trong tầm kiểm soát của chính phủ không?
* Giải thích tổng quan về hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ trong ngành của bạn.
* Để được phân phối cho ngành của bạn có khó không? Giải thích.

6. Phân tích Thị trường

Phần này trong kế hoạch kinh doanh nên trình bày về quy mô thị trường, xu hướng, tốc độ tăng trưởng, phân tích cạnh tranh, dự báo thị phần, giai đoạn phát triển tương đối, và các quyết định về sản phẩm và dịch vụ. Điều quan trọng là mô tả tổng thể thị trường cũng như phân đoạn mục tiêu mà bạn đang mục tiêu. bạn nên thảo luận những thay đổi quan trọng đang diễn ra trên thị trường, xu hướng ngắn và dài hạn, tác động của công nghệ, quy định của chính phủ và nền kinh tế.

7. Thị trường Mục tiêu

Điều cốt yếu là phải xác định rõ thị trường mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh – nhà đầu tư cần thông tin này. Khách hàng của bạn hiện nay là ai và mô tả chi tiết đặc điểm của họ. Cung cấp thông tin như: tuổi, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, sức mua tương ứng, và hơn nữa (nếu cần)

Mục tiêu của phần này nhằm xây dựng một hồ sơ về khách hàng điển hình của bạn. bạn càng mô tả các đặc tính của khách hàng rõ ràng bao nhiêu, càng dễ xây dựng một chương trình marketing để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Thông tin và nghiên cứu được đưa vào phần thị trường mục tiêu nên lấy từ nguồn sơ cấp và thứ cấp. Nguồn sơ cấp bao gồm thông tin bạn phát hiện ra hoặc đúc kết được từ quan sát của bản than và nghiên cứu, như là nghiên cứu của cá nhân, kết quả bảng điều tra, đi thăm thực địa, và đối thoại với chuyên gia trong ngành.
Nguồn thứ cấp gồm các nguồn như tạp chí, sách, các báo cáo đã in, số liệu của chính phủ, hoặc tìm kiếm trên mạng internet.

8. Kế họach Marketing/Bán hàng

Mô tả người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Họ là ai, ở đâu và có bao nhiêu người? Số lượng này đang tăng hay giảm và tại sao? Có sự tập trung về địa lý không? Đối tượng mục tiêu của bạn chỉ là thị trường nội địa hay có thể gồm cả các cơ hội quốc tế? Làm thế nào tiếp cận được thị trường? Làm thế nào khách hàng biết được công ty, thương hiệu, hình ảnh và sản phẩm của bạn? Ai sẽ chịu trách nhiệm bán hàng và marketing và thông tin nền về họ.

Phần marketing & bán hàng nên bao quát những chủ đề dưới đây:

* Chiến lược bán hàng / phân phối
* Chiến lược giá cả
* Xác định vị trí sản phẩm
* Quảng bá thương hiệu
* Vật liệu thế chấp
* Chiến lược quảng bá sản phẩm / thị trường
o Quảng cáo và xúc tiến bán hàng
o Quan hệ công chúng (PR)
o Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng
o Marketing trực tiếp
o Triển lãm thương mại

* Chiến lược / kế hoạch lập trang website
* Liên minh / quan hệ đối tác chiến lược
* (Bảng) Ngân sách Marketing

9. Phân tích Cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh đã đi trước bạn trên thị trường. Họ đã thiết lập được vị trí, phân phối, tiếp cận thị trường và có khách hàng. Sự sống còn của doanh nghiệp bạn phụ thuộc vào khả năng công ty giành được thị phần từ tay các đối thủ cạnh tranh - hoặc chiếm lĩnh được một phân đoạn của thị trường hịên chưa được khai thác.
Nên đưa ra bảng biểu hoặc đồ thị hình bánh cho thấy thị phần của các đối thủ cạnh tranh, xu hướng và thay đổi theo thời gian. Giải thích thị phần bạn dự định chiếm lĩnh, và từ tay ai hoặc làm thế nào bạn xâm nhập được vào thị trường này.

bạn cũng có thể trình bày mình có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh ở chỗ nào? Tại sao khách hàng sẽ chọn bạn chứ không phải là các công ty khác? Ai đang chiếm lĩnh thị trường và tại sao họ làm được như vậy? Điểm dễ bị tổn thương của đối thủ cạnh tranh là ở chỗ nào và làm thế nào có thể tận dụng được những điểm yếu này. Liệt kê những mặt mạnh và mặt yếu của từng đối thủ cạnh tranh với một cách nhìn khách quan. Đây là những vấn đề bạn cần cân nhắc khi hoàn tất phân tích cạnh tranh. Phần này nên gồm những mục sau:

* Tổng quan
* Các sự kiện / kinh phí gần đây
* Sáp nhập / mua lại công ty
* Liệt kê và mô tả các đối thủ cạnh tranh chính
* Phân tích chính xác từng doanh nghiệp cạnh tranh
* Mặt mạnh / mặt yếu
* Tạo sự khác biệt cho công ty

10. Đội ngũ quản lý

Trong khi phần Tóm tắt Tổng quát có một đoạn rất ngắn về độ ngũ quản lý chủ chốt, phần này nên đi vào chi tiết từng cá nhân được giao trọng trách quản lý tiền của nhà đầu tư. Nhấn mạnh kinh nghiệm và thành công trước đây.

Phần này nên bao gồm:

* Sơ yếu lý lịch tóm tắt đội ngũ quản lý chủ chốt
* Sơ đồ tổ chức (hiện nay & tương lai)
* Bảng bố trí nhân lực
* Ban tư vấn
* Ban giám đốc

Sơ đồ tổ chức Một bảng sơ đồ tổ chức đơn giản sẽ giúp giải thích cơ cấu tổ chức công ty, cấu trúc báo cáo và các vị trí. Bảng sơ đồ nên phản ảnh các vị trí hiện nay và trong tương lai hoặc có thể đưa ra hai bảng – trước và sau khi có kinh phí. Hai bảng này sẽ hữu ích hơn nếu bạn dự báo được những thay đổi quan trọng trong cơ cấu tổ chức sau khi có kinh phí.

Bảng bố trí nhân lực bạn dự định bổ nhiệm các cương vị nào và khi nào. Điều này nên gắn với việc sử dụng nguồn thu và dự báo tài chính.

Ban Tư vấn Một Ban tư vấn tốt có thể là một tài sản giá trị giúp công ty đi qua được bãi mìn và phát triển chắc chắn. Hãy tìm những người là chuyên gia trong các lĩnh vực tương ứng (kế toán, luật pháp, công nghệ, học giả, tư vấn, v.v…).

11. Dự báo Tài chính

Tất cả mọi thứ đưa vào kế hoạch kinh doanh đến thời điểm này cần hỗ trợ cho các giả định và dự báo về tài chính của bạn. Nói cách khác, người đọc không nên ngạc nhiên khi xem dự báo doanh thu trong vòng năm năm bởi vì bạn đã cho họ thông tin chi tiết về thị trường, cơ hội và chiến lược của mình. bạn đã mô tả lợi thế so với đối thủ cạnh tranh; bạn đã liệt kê cách tiếp cận thị trường và đội ngũ quản lý có thể giúp đạt được mục tiêu đề ra. Dự báo nên có tính lôgic với những gì bạn đưa vào trong kế hoạch này.

Phần này nên cung cấp cho người đọc lý do tại sao bạn đưa ra dự báo tài chính và nên đề cập đến những mục sau:

* Tổng doanh số
* Dự báo đơn vị
* Chi phí của hàng hóa đã bán
* Tổng lãi
* Phí / chi phí nhân sự
* Chi phí marketing
* Thâm nhập thị trường
* Tiền thuê
* Các tiện ích
* Điện thoại
* Lương
* Kiểm kê
* Phí thuê các nhà chuyên nghiệp
* Hoa hồng
* Đi lại & Giải trí
* Nghiên cứu
* Thuế tiểu bang
* Thuế liên bang

12. Báo cáo Tài chính

Quản lý tài chính tốt là một trong những cách tốt nhất để doanh nghiệp duy trì khả năng sinh lợi và có khả năng chi trả. bạn quản lý tài chính của doanh nghiệp mình tốt đến mức nào là vấn đề then chốt đối với mọi cuộc kinh doanh thành công. Mỗi năng hàng nghìn doanh nghiệp đầy tiềm năng thành đạt bị thua lỗ bởi quản lý tài chính kém. Với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn cần xác định và thực hiện chính sách tài chính dẫn tới và bảo đảm bạn sẽ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình. Để quản lý tài chính một cách hiệu quả, lập kế hoạch ngân sách tốt và thực tiễn bằng cách xác định số tiền thực tế cần để mở doanh nghiệp (chi phí khởi sự doanh nghiệp) và số tiền cần để duy trì hoạt động (chi phí vận hành). Bước đầu tiên để xay dựng một kế hoạch tài chính tốt là hoàn tất báo cáo thu nhập, phân tích dòng tiền mặt và bảng cân đối tài sản – nếu công ty của bạn có doanh thu.

* Báo cáo thu nhập

Công cụ đầu tiên cho việc báo cáo tài chính tốt là Báo cáo Thu nhập. Đây là thước đo doanh số và chi phí của công ty trong một khoảng thời gian xác định. Báo cáo này được soạn định kỳ (hàng tháng trong năm đầu tiên và hàng năm trong suốt năm năm) để cho thấy kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế toán này. Báo cáo này nên tuân thủ những Nguyên tắc Kế toán đã được thống nhất chung (GAAP) và có thông tin về doanh thu và chi phí không tính đến tính chất của doanh nghiệp.

* Phân tích dòng tiền mặt

Phân tích dòng tiền mặt được thiết kết để cho thấy bạn đang dùng tiền vào đâu và với tốc độ nào (tốc độ đốt cháy). Bản phân tích này được nhà đầu tư rất quan tâm bởi vì nhà đầu tư muốn xem khi nào bạn dự báo có dòng tiền mặt tốt – tiền vào nhiều hơn tiền ra.

* Bản cân đối tài sản

Bản cân đối tài sản cho thấy bức tranh về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định, thường là kết thúc thời kỳ kế toán. Bản này liệt kê chi tiết các tài sản hữu hình và vô hình mà doanh nghiệp sở hữu (được gọi là tài sản có) và khoản tiền mà doanh nghịêp nợ, hoặc là đối với chủ nợ (tài sản nợ hoặc là đối với chủ sở hữu (vốn góp của cổ đông hoặc giá trị tịnh của doanh nghiệp).

13. Chiến lược Rút lui khỏi công ty

Để thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp của mình, điều mấu chốt là phải có một kế hoạch rút lui dành cho nhà đầu tư để họ có thể thu hồi vốn của mình và rút khỏi công ty của bạn. Phần viết về chiến lược rút lui khỏi doanh nghiệp của bạn cũng nên nêu tra kế hoạch dài hạn cho doanh nghịêp mình.
Bắt đầu bằng cách tự hỏi tại sao mình lại lao vào kinh doanh. bạn có cho rằng mình sẽ vẫn tiếp tục điều hành công ty sau 20 năm, hoặc bạn có qua tâm đến việc tiếp tục phát triển sau một vài năm? bạn tham gia kinh doanh để cuối cùng thu được khoản tiền lớn, hay là bạn quan tâm nhiều hơn đến việc điều hành một doanh nghiệp gia đình phát triển vững chắc và bền vững?

Điều quan trọng phải nghĩ qua hết những vấn đề này và quyết định bạn dự định làm gì với doanh nghiệp của mình trước khi bạn có thể trả lời một cách thấu đáo những câu hỏi này, và xử lý được các vấn đề liên quan tới việc làm thế nào nhà đầu tư có thể rút lui khỏi doanh nghiệp của bạn.
Sau đây là một số chiến lược rút lui cần cân nhắc:

* Bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu (Initial Public Offering) (một sự kiện rất hiếm đối với các công ty mới thành lập)
* Sáp nhập/Mua lại công ty
* Đối tác kinh doanh mua lại doanh nghiệp
* Bán quyền kinh doanh (Franchise)

***

Bonus: 15 Lý do Cần có Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh trên thực tế là một công cụ không thể thiếu của các nhà quản lý và giống như mọi công cụ khác, nó đòi hỏi nhà quản lý phải hiểu được lý do tại sao lại cần đến một kế hoạch kinh doanh cũng như phải có các kỹ năng để sử dụng kế hoạch một cách chuyên nghiệp.

Những lý do hiển nhiên và rõ ràng mà bạn cũng như nhiều nhà quản lý khác đều biết như: đó là một công cụ điều hành kinh doanh hữu ích, giúp bạn quản lý tốt công việc để đi đến thành công; giúp bạn truyền đạt ý tưởng đến các đồng nghiệp và là cơ sở cho mọi kế hoạch tài chính.

Nhưng cũng có rất nhiều lý do quan trọng khác mà nhiều nhà quản lý đã không hề tính đến. Ví dụ, nó còn giúp bạn thấy trước những thử thách, rủi ro có thể xảy ra trước khi mọi việc đã trở nên quá muộn. Hay nói một cách khác, nó có thể ngăn ngừa bạn không đi vào một dự án kinh doanh mà khả năng thất bại là quá rõ.
Vì vậy, để thay đổi cách nhìn nhận, bạn hãy tham khảo 15 lý do sau đây xếp theo thứ tự từ lý do mà bạn ít lưu tâm đến nhất đến những lý do mà ai cũng biết rõ.

15. Thiết lập các mục tiêu cụ thể
Một sự quản lý tốt yêu cầu phải thiết lập được những mục tiêu cụ thể và sau đó thực hiện theo đúng lịch trình đã định. Nếu là một nhà quản lý, bạn dự đoán những diễn biến tiếp theo trong kinh doanh như thế nào? Trên thực tế, có nhiều người thường đi tắt, đó là lên kế hoạch ở trong đầu mà không viết cụ thể trên giấy tờ. Bạn chỉ có thể làm theo cách đó nếu có khả năng phân chia trí nhớ thành từng ngăn dành cho từng kế hoạch kinh doanh cụ thể. Nhưng khi công việc ngày càng phát triển, bạn vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp này, thì khó có thể tổ chức và sắp xếp các ý tưởng theo một trình tự logic nếu không viết trên giấy để xác định vấn đề nào cần ưu tiên thực hiện trước. Lúc này, điều bạn cần là một chiến lược rõ ràng và mạch lạc. Vì vậy, hãy thiết lập một kế hoạch kinh doanh và lên lịch trình thực hiện nó.

14. Thiết lập sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Một số người có thói quen thiết lập một kế hoạch kinh doanh bên cạnh kế hoạch về các việc cần làm trong cuộc sống gia đình để tiện theo dõi và so sánh. Các kế hoạch cần phải linh hoạt vì trong cuộc sống hay xuất hiện những điều bất ngờ. Do đó, hãy dành một vài khoảng trống dự phòng trong kế hoạch kinh doanh cho những lúc bạn có việc gia đình cần ưu tiên giải quyết và ngược lại.

Đồng thời, hãy chia sẻ chiến lược, những vấn đề cần ưu tiên và các hành động cụ thể với vợ chồng, đối tác và những người có ý nghĩa quan trọng với bạn. Cuộc sống kinh doanh của bạn diễn ra hối hả: đó có thể là việc trả lời gấp các cuộc điện thoại, tiến hành đàm phán kinh doanh… Vì vậy, việc chia sẻ những lo lắng, dự định trong công việc với những người thân và bạn bè, không chỉ giúp bạn phấn chấn và hào hứng với công việc hơn, mà còn thiết lập được sự cân bằng giữa công việc với cuộc sống riêng.
13. Sự thay thế và dịch chuyển trong kinh doanh
Sự thay thế hay dịch chuyển trong kinh doanh có thể là một khái niệm mà bạn cho là không quan trọng và bạn chưa từng bao giờ nghe thấy. Nó giống như thế này: “Bất kể những gì mà bạn làm đều có thể có một cách làm khác nào đó mà bạn chưa biết và chưa làm được”. Sự thay thế luôn nằm ở vị trí trung tâm trong một chiến lược kinh doanh nhỏ. Liệu bạn đã nghe thấy điều này bao giờ chưa?
12. Hợp lý hóa các quy trình
Một trong những đặc tính chung của các công ty thành công, đó là không ngừng hợp lý hóa các quy trình kinh doanh. Tuy nhiên, đây dường như lại là yếu tố ít được các chủ doanh nghiệp quan tâm khi lên kế hoạch kinh doanh. Các quy trình kinh doanh chính là các công đoạn trong kinh doanh đang được thực hiện như thế nào trong công ty bạn. Mọi công ty đều có một vài quy trình, một số được xác định rất rõ ràng, trong khi một số tiềm ẩn, khó nhận biết được. Mục đích ở đây là nhằm gia tăng hiệu suất hoạt động và giảm thiểu chi phí trong khi vẫn đạt được các kết quả như mong đợi, hoặc thậm chí tốt hơn.

11. Sự tăng trưởng kinh doanh kéo theo việc thuê thêm địa điểm và tuyển dụng thêm nhân viên
Chi phí thuê địa điểm hoạt động mới hay tuyển dụng những nhân viên mới là một trong những hoạt động luôn nảy sinh trong quá trình kinh doanh, do vậy, bạn nên có kế hoạch về tài chính và để dành một khoản chi phí cố định cho công việc này. Kế hoạch của bạn có thường xuyên bị điều chỉnh vì hai lý do trên do sự tăng trưởng trong kinh doanh không? Việc này có làm bạn bị động trong kế hoạch tài chính không? Bạn đã nghĩ đến điều này trong kế hoạch kinh doanh của bạn chưa?

10. Quyết định mua hay thuê những tài sản mới
Sử dụng kế hoạch kinh doanh giúp bạn quyết định những gì sẽ xảy ra trong dài hạn, những gì được coi là đầu vào quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Việc mua bán quan trọng này sẽ diễn ra vào thời điểm nào và trong khoảng thời gian bao nhiêu lâu phải được đưa vào kế hoạch kinh doanh.
9. Chia sẻ và giải thích những mục tiêu kinh doanh
Bạn cần chia sẻ và giải thích những mục tiêu kinh doanh với đội ngũ quản lý, nhân viên và những người mới đến làm việc. Hãy lựa chọn từng phần trong kế hoạch kinh doanh của bạn để lên kế hoạch đào tạo những nhân viên mới.

8. Phát triển những khối liên minh mới trong kinh doanh
Sử dụng kế hoạch kinh doanh như một công cụ để thiết lập mục tiêu cho sự liên minh mới, cũng như truyền đạt những phần được lựa chọn trong kế hoạch kinh doanh của bạn tới các đối tượng mà bạn có ý định liên minh, liên kết.

7. Liên quan đến sự chuyên nghiệp
Chia sẻ những điểm quan trọng hoặc toàn bộ kế hoạch kinh doanh với luật sư và các nhân viên kế toán của bạn, vì kế hoạch kinh doanh liên quan nhiều đến vấn đề tài chính và có thể gặp những rủi ro nhất định. Và những người liên quan đến điều này là luật sư và những nhân viên kế toán. Nếu như bạn thấy điều này là hợp lý, hãy chia sẻ và nhận sự tư vấn từ họ.

6. Giúp cho việc bán hàng trở nên dễ dàng
Thông thường xúc tiến và thúc đẩy hoạt động bán hàng sẽ là một một phần rất quan trọng trong một kế hoạch kinh doanh. Nếu khách hàng và đối tác biết đến bạn có một kế hoạch xúc tiến các hoạt động bán hàng, họ sẽ hiểu bạn có cái gì, nó có giá trị như thế nào và tại sao họ muốn có nó.
5. Giúp định giá tài sản
Giúp định giá tài sản của doanh nghiệp khi xảy ra những vấn đề bất thường như ly hôn, thừa kế,… Định giá là một dạng xác định toàn bộ hoạt động kinh doanh của bạn đáng giá bao nhiêu. Thông thường khi tính đến yếu tố này trong một kế hoạch kinh doanh, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm. Kế hoạch kinh doanh sẽ cho các chuyên gia định giá biết bạn đang tiến hành những hoạt động kinh doanh gì? Khi nào? tại sao và cần bao nhiêu chi phí để thực hiện các hoạt động kinh doanh đó và nó sẽ sản xuất ra những sản phẩm/dịch vụ có giá trị tính bằng tiền là bao nhiêu.

4. Tạo ra một hoạt động kinh doanh mới.
Sử dụng một kế hoạch để thiết lập những bước đi hợp lý cho việc bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới, tức là phải có những câu trả lời chính xác cho những câu hỏi: bạn cần phải làm gì? Nguồn lực gì sẽ cần để thực hiện công việc của bạn? Và bạn mong đợi nó sẽ diễn ra như thế nào?

3. Tìm kiếm nguồn vốn đầu tư cho một hoạt động kinh doanh
Một kế hoạch không có vốn đầu tư thì không thể thực hiện được. Nhưng nếu có vốn, mà kế hoạch không có tính khả thi thì cũng khó lòng triển khai được. Thông thường, các nhà đầu tư muốn nhìn thấy bản kế hoạch kinh doanh của bạn trước khi quyết định liệu có đầu tư vào dự án này hay không. Họ sẽ xem xét và mong nhìn thấy ở bản kế hoạch của bạn một dự án kinh doanh đầy tính khả thi. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng muốn tìm thấy ở kế hoạch kinh doanh của bạn một chiến lược rút lui dành cho họ, khi vì một lý‎ do nào đó họ muốn thu hồi vốn đầu tư và rút lui khỏi công ty của bạn.

2. Kế hoạch kinh doanh là thứ không thể thiếu khi bạn làm đơn xin vay vốn
Giống như các nhà đầu tư, các nhà cho vay vốn cũng muốn nhìn thấy kế hoạch kinh doanh và mong đợi bản kế hoạch này sẽ chứa đựng nhiều vấn đề quan trọng và mang tính khả thi.

1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh hiện tại trong tương lai
Đây là vấn đề quan trọng nhất của một bản kế hoạch kinh doanh. Nó đòi hỏi phải thiết lập được một chiến lược kinh doanh cụ thể và định vị các nguồn lực theo các thứ tự ưu tiên chiến lược, xu hướng và sự tăng trưởng cơ bản theo thời gian.


Món quà tuyệt vời nhất/Chuyện tình yêu

Anh hiểu rằng mỗi món quà là một điều đặc biệt và là duy nhất nếu nó xuất phát từ trái tim của người tặng.

Khi còn bé, anh đã từng mong ngóng đêm Giáng sinh trôi qua thật nhanh để sáng hôm sau được háo hức mở quà bên cây thông Noel. Đối với anh, hộp quà to nhất chắc chắn sẽ chứa đựng món quà đắt tiền nhất và đẹp nhất.

Khi những ngây thơ trẻ dại qua đi, theo thời gian anh hiểu rằng mỗi món quà là một điều đặc biệt và là duy nhất nếu nó xuất phát từ trái tim của người tặng, như chiếc áo len mẹ đan cho anh bởi cả tình yêu mẹ gửi trong đó.

Giáng sinh này Chúa trời đã ban tặng em cho anh, và anh tự hứa với mình phải tìm bằng được món quà ý nghĩa nhất, hoàn hảo nhất để tặng cho người con gái ngọt ngào nhất mà anh từng gặp.

Em biết không, anh đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu tạp chí thời trang, bỏ hàng giờ đồng hồ lướt mạng vào các web mua bán, rồi lang thang cả ngày trong những cửa hàng quà tặng nổi tiếng, mong tìm cho ra một món quà đặc biệt cho em. Chúa trời khéo thử thách lòng kiên nhẫn của anh, món quà quý giá anh tìm kiếm vẫn bặt vô âm tín.

Giáng sinh càng đến gần mà anh vẫn chưa thể có trong tay món quà “hoàn hảo” ấy. Và hôm nay anh quyết định ghé thăm siêu thị lần cuối cùng, với hy vọng sẽ không bỏ qua những món đồ thú vị họ mới nhập về.

Nhưng một lần nữa anh lại thất vọng vì hình như không có gì hấp dẫn cả. Trong tâm trạng chán nản, anh thở dài quay trở lại cửa ra. Và đột nhiên, anh nhận ra món quà hoàn hảo mà anh sẽ trao tặng cho em.

Không, đó không phải là món đồ trong gian hàng hào nhoáng kia, nó cũng không được gói cẩn thận trong những tờ giấy màu sắc hay trang trí bằng những dải ruy băng cầu kỳ. Thậm chí nếu có mua nó anh cũng không nhận được hoá đơn tính tiền và cũng không thể mang đổi trả lại.

Em tò mò muốn biết món quà đó ở đâu và nó là gì phải không? Anh đã tìm thấy nó trong ánh mắt ấm áp của đôi vợ chồng già cùng nhau dạo trong siêu thị. Anh đã nghe thấy nó trong những lời nói yêu thương của người cha với cô con gái nhỏ. Anh còn thấy nó trong cử chỉ hãnh diện của cô gái với niềm vui được làm mẹ.

Đúng vậy, món quà đó là TÌNH YÊU! Em yêu, Giáng sinh này anh đã tìm ra món quà tuyệt vời nhất, đó là tình yêu anh dành trọn cho em.

Chúc em Giáng sinh hạnh phúc! Anh yêu em!


Ngày Xa Anh

Đêm … Ánh đèn phố thị

Trốn tránh

Em rảo bước

Nhìn

Em thấy ….

Anh ở đâu đó trong những lần thăm em.

Xa nhau , lâu chưa anh nhỉ ?

Vậy sao em thấy dài mênh mông

Nhiều đêm …

Em thầm nghĩ …

Liệu trong em có còn anh ?

Tình yêu … điều diệu kỳ

Nhưng ….

Em sợ.


Nguyên Tác: Phương Thảo, Bạn 12A25 (2002_2005) Phan Bội Châu_Phan Thiết_Bình Thuận


50 kỹ năng dân công nghệ nên biết

Muốn là chuyên gia công nghệ giỏi, bạn cần có khả năng vận dụng các nguồn lực để hoàn thành những việc làm dưới đây. Tất nhiên, không phải ai cũng có tất cả những kỹ năng này nhưng phải biết tìm kiếm thông tin để thực hiện được.

1. Bảo mật ngon lành định tuyến không dây.

2. Phá khóa mã bảo mật WEP trên định tuyến không dây.

3. Ăn cắp Wi-Fi nhà kế bên.

4. Chặn ăn cắp Wi-Fi.

5. Thiết lập và sử dụng mạng riêng ảo.

6. Làm việc ở nhà hoặc quán cà phê hiệu quả như làm ở cơ quan.

7. Tự nối mạng gia đình bằng cáp Ethernet.

8. Dùng webcam làm máy camera an ninh.

9. Dùng điện thoại 3G làm thiết bị truy cập Wi-Fi (Wi-Fi access point).

10. Hiểu cụm từ “There’s no Place Like 127.0.0.1” nghĩa là gì.

11. Phát hiện được chương trình theo dõi bàn phím (key-logger).

12. Kết nối ngon lành TV, Tivo, Xbox, Wii và Apple TV làm việc cùng nhau.

13. Cài và cấu hình máy tính ảo.

14. Đổi pin trên iPod và iPhone.

15. Đánh giá tính năng và hiệu năng (benchmark) của máy tính.

16. Biết được tính năng của tất cả cấu phần nhìn thấy được của máy tính.

17. Biết mua các linh kiện và lắp ráp thành máy tính hoàn chỉnh.

18. Tư vấn xử lý được các vấn đề thiết bị số và máy tính qua điện thoại.

19. Sử dụng được các công nghệ không cần hướng dẫn hay đọc tài liệu sử dụng trước.

20. Biết cách xóa dữ liệu không thể phục hồi.

21. Phục hồi dữ liệu từ ổ cứng chết.

22. Chia sẻ máy in giữa máy tính Mac và máy tính dùng hệ điều hành Windows trên mạng.

23. Cài đặt một bản phân phối Linux, ví dụ như Ubuntu.

24. Diệt virus máy tính.

25. Cài hai (hoặc hơn) hệ điều hành trên một máy tính.

26. Khởi động được máy tính từ ổ USB.

27. Khởi động được máy tính từ ổ cứng truy cập qua mạng LAN.

28. Thay hoặc sửa bàn phím laptop.

29. Sử dụng hai (hoặc hơn) màn hình trên một máy tính.

30. Tháo và ráp lại thành công laptop.

31. Biết sử dụng ít nhất 10 phần mềm thông dụng.

32. Vượt qua mật khẩu máy tính trên các hệ điều hành phổ biến, gồm Windows, Mac và Linux.

33. Vượt qua các chương trình lọc nội dung trên máy tính công cộng.

34. Bảo vệ dữ liệu cá nhân khi sử dụng máy tính công cộng.

35. Lướt web ẩn danh ở nhà.

36. Mua tên miền, cấu hình BIND, Apache, MySQL, PHP và Wordpress không cần lên Google tìm hướng dẫn.

37. Chuyển mã đĩa DVD để chạy trên thiết bị di động.

38. Dấu được tệp trong hình ảnh sử dụng kỹ thuật steganography (dấu file trong một file lớn hơn).

39. Biết tìm câu trả lời cho mọi thứ bằng kỹ năng tìm kiếm.

40. Chia sẻ chuột và bàn phím giữa nhiều máy tính không cần KVM switch (thiết bị cho phép kiểm soát nhiều máy tính một chuột và bàn phím).

41. Sử dụng được máy ảnh số ống kính rời trong chế độ hoàn toàn tự chỉnh.

42. Hiểu được các thành phần điện tử cơ bản như điện trở, bóng bán dẫn, cái tụ điện, cảm điện.

43. Biết cách xử lý khi máy tính bị kiểm soát bởi hacker.

44. Tìm thông tin trên các dịch vụ chia sẻ nội dung như Digg.

45. Biết chạy các ứng dụng quan trọng trên một ổ USB.

46. Biết xem tivi trên Internet.

47. Biết dấu những dữ liệu nhạy cảm trong máy tính.

48. Sử dụng Photosoft hoặc GIMP để chỉnh sửa ảnh.

49. Lập trình được một chương trình điều khiển từ xa.

50. Hiểu các lệnh trong DOS

Sưu Tầm
Hic Hic mình biết được có máy cài ò.


Tối ưu hiệu suất Windows 7

Trong các bài test chính thức được PCWORLD công bố, Windows 7 khởi động nhanh hơn Vista, ngay cả với các tác vụ sử dụng thường xuyên cũng có vẻ nhanh hơn. Tuy nhiên, bằng những thủ thuật dưới đây, bạn có thể tối ưu ở mức cao hơn hiệu quả sử dụng của Windows 7.

Dự kiến vào tháng 10 tới đây, Windows 7 sẽ chính thức ra mắt người dùng với nhiều tính năng hứa hẹn. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ người dùng đã có thể download dùng thử bản Windows 7 RC để khám phá những tính năng mới này. Bài viết sẽ tập trung khai thác khái cạnh nâng cao hiệu suất sử dụng Windows 7 trên các hệ thống máy tính hiện nay.
Khởi động nhanh hơn
Thường thì thời gian khởi động trung bình của Vista là 2 phút; còn Windows 7 là 43 giây. Tuy nhiên, để đạt được điều này, PC của bạn phải có RAM ít nhất là 2GB (mức khuyến nghị) để giảm thời gian khởi động và tăng hiệu suất chung của cả hệ thống. Bạn cũng có thể sử dụng một tiện ích miễn phí là Startup Delayer để chặn những chương trình có ý định khởi động cùng hệ thống. Bạn có thể thiết lập cơ chế khởi động cho các chương trình không quan trọng chừng 10 hoặc 15 phút sau khi PC đăng nhập thì Windows 7 (hoặc Vista, XP) sẽ khởi động nhanh hơn nhiều.

Nếu bạn đang sử dụng một chiếc PC cũ thì cách tốt nhất để máy tính khởi động nhanh hơn là xóa bớt ổ cứng, và cài đặt lại hệ điều hành Windows. Việc làm này có thể mất thời gian đôi chút nhưng bù lại nó sẽ làm cho hệ thống “sạch hơn”, chạy nhanh hơn, và ít trục trặc hơn.

Hạn chế tính năng UAC
Mặc dù bị nhiều người dùng phàn nàn, nhưng tính năng kiểm soát tài khoản người dùng (UAC), vốn có trong Vista, thì nay vẫn được ứng dụng vào Windows 7. Tuy nhiên, chế độ hiển thị thông báo khó chịu của UAC trong Windows 7 đã được hạn chế rất nhiều. Bạn có thể chọn nhiều chế độ hiển thị thông báo (4 chế độ) để hạn chế mức bị làm phiền.

Hoặc bạn có thể sử dụng ứng dụng của bên thứ 3 để thay thế cho tính năng UAC của Microsoft. Tiện ích Norton UAC của Symantec có thể đảm nhận rất tốt tính năng này. Norton UAC thậm chí còn cho phép người dùng không nhận bất cứ thông báo làm phiền nào từ UAC, đồng thời thường đưa ra những cải báo quan trọng và giải thích cụ thể cho người dùng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tiện ích UAC Snooze (http://www.uacsnooze.com), để ngăn không cho hệ thống hiển thị các thông báo UAC khi đang thực hiện các công việc khác. Bạn có thể thiết lập chế độ hoạt động theo thời gian cho UAC Snooze để chúng không làm phiền bạn khi đang cài đặt hoặc tối ưu một tác vụ nào đó trên máy tính.

Hoạt động nhanh hơn
Chúng ta biết rằng Windows 7 khởi động nhanh hơn Vista, nhưng liệu chúng có chạy nhanh hơn không? Theo chỉ số benchmark của PCWORLD thì điều đó cũng không hẳn. Tuy nhiên, về cơ bản Windows 7 vẫn nhanh hơn Vista nếu người dùng biết cách tối ưu chúng.

Đầu tiên, bạn cần phải kiểm tra danh sách dịch vụ (services) của Windows 7. Mặc định Windows 7 chạy rất nhiều dịch vụ mà phân nửa trong số đó là ít khi cần thiết với người dùng. Chẳng hạn như hỗ trợ Tablet PC, điều khiển từ xa (rất ít khi dùng), chỉnh sửa registry từ xa, báo cáo lỗi… Nếu bạn không cần tới các dịch vụ này thì tốt nhất là hãy vô hiệu hóa chúng (disable) để Windows 7 chạy nhanh hơn. Để truy cập vào phần services của Windows 7, từ Run, bạn gõ lệnh services.msc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một tiện ích mà dân “dọn dẹp” máy tính rất hay dùng đó là Ccleaner (http://www.ccleaner.com - miễn phí). Ccleaner giúp loại bỏ các file tạm từ Windows và các ứng dụng thứ 3; đồng thời làm sạch Registry, xóa những dữ liệu làm chậm hệ thống. Cách làm này sẽ làm hiệu suất hoạt động của máy nhanh hơn.

Tắt bớt cảnh báo
Ngoài UAC, Windows 7 còn cho phép bạn quyết định chương trình nào được phép hiển thị cảnh báo trên khay hệ thống. Nhờ đó sẽ hạn chế ở mức tối đa các cảnh báo làm phiền bạn trong lúc làm việc. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng cách thức ngăn chặn cảnh báo ngay trong phần Registry. Quy trình như sau:

1. Vào Start, gõ lệnh regedit, rồi nhấn Enter.
2. Tìm vào nhấn vào giá trị trong phần
HKEY_ CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\Advanced.
3. Trong phần cửa sổ bên phải, kích chuột phải và chọn giá trị New, DWORD (32-bit) Value, rồi đặt tên là EnableBalloonTips.
4. Nhấn chuột phải vào giá trị mới, chọn Modify từ danh sách các lựa chọn. Bạn hãy chắc rằng phần “Value data” có giá trị bằng 0.
5. Thoát khỏi Registry và khởi động lại máy tính.
Cách làm trên cũng có thể áp dụng cho cả Windows Vista


Google Desktop - Thông tin ngay khi bạn cần trên Desktop

      Google Desktop giúp việc tìm kiếm trên máy tính cũng đơn giản như tìm kiếm trên web với Google. Đây làm một ứng dụng tìm kiếm trên desktop cung cấp khả năng tìm đầy đủ một đoạn văn bản trong các email, files, music, photos, chats, Gmail, web pages mà bạn từng xem, và hơn thế nữa.


Bằng cách tăng khả năng tìm kiếm cho máy, Desktop mang thông tin tới gần bạn hơn và giải phóng bạn khỏi việc sắp xếp các files, emails và bookmarks một cách thủ công.

Google Desktop không chỉ giúp bạn tìm kiếm trên máy tính, phần mềm còn thu thập các thông tin trên web và tổ chức bằng các gadget và sidebar. Google Gadgets có thể đặt ở bất cứ đâu trên giúp bạn theo dõi email, thời tiết, ảnh, xác nhận thông tin và hơn thế nữa. Sidebar là một thanh đứng trên desktop giúp bạn quản lí các gadget.
Sưu Tầm


10 "bí quyết" để chọn mua laptop cũ

Khi ngân sách không đủ cho một chiếc laptop mới thì giải pháp mua máy đã qua sử dụng giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều. 10 bí quyết sau sẽ giúp bạn tìm mua được chiếc máy tính ưng ý và giảm thiểu rủi ro.

Dù giá máy tính đã rất hạ so với trước đây, nhưng laptop vẫn ở mức vài triệu đồng mỗi chiếc. Điều này càng ý nghĩa hơn đối với khoản ngân sách eo hẹp. Tuy nhiên, với những rủi ro có thể tiềm ẩn với các món đồ điện tử cũ thì bạn lại càng nên cẩn thận. Điều quan trọng là bạn phải xác định được: Bạn cần cái gì và bạn trả tiền cho cái gì.
Dưới đây là 10 nguyên tắc cơ bản để bạn có thể loại bớt những rủi ro.

1. Nên gặp tại nhà riêng hoặc nơi tin cậy
Khi tìm mua laptop cũ trên những forum, bạn nên hẹn gặp ở những nơi tin cậy
Có nhiều cách để bạn có thông tin về chiếc laptop cũ có cấu hình phù hợp với mình, qua các trang rao vặt, trên diễn đàn hoặc bạn bè rỉ tai nhau. Phần lớn trường hợp người bán và người mua không biết nhau hoặc chỉ quen qua diễn đàn.
Khi đến xem máy, người mua thường đem theo tiền số tiền tương đương với giá rao của người bán. Vì thế, bạn nên chắc chắn rằng cuộc gặp gỡ nên ở nơi không bị đánh cướp. Mặt khác, khi mua máy cũ cũng cần xem xét tỉ mỉ nên địa điểm được chọn cũng phải đảm bảo việc "ngồi lâu mà không bị soi".
Nhà riêng được ưu tiên hàng đầu. Nếu chọn địa điểm là một quán cafe, bạn nên chọn quán có sẵn WiFi để kiểm tra tính năng này của laptop.

2. Mang theo ổ USB
Vật dụng nhỏ gọn này để bạn kiểm tra cổng USB của laptop còn hoạt động hay không.
Cổng USB khá quan trọng bởi chúng được sử dụng để kết nối với nhiều thiết bị máy in, chuột và webcam. Tuy nhiên, những thiết bị đó khá kềnh càng và thường đòi cài đặt driver mới hoạt động được.
Một chiếc ổ USB nhỏ gọn không cần cài thêm bất cứ driver nào. Bạn chỉ cần cắm vào tất cả các cổng trên laptop để kiểm tra sự nhận dạng có nhanh không, tốc độ truyền qua lại giữa máy tính và ổ đĩa có trơn tru hay không. Nếu các cổng hoạt động tốt với ổ USB, nó sẽ hoạt động tốt với các thiết bị khác.
Hơn thế, chiếc ổ USB này có thể chứa một vài tiện ích để bạn kiểm tra thời gian dùng pin, cấu hình máy hoặc tìm điểm chết trên màn hình LCD.

3. Kiểm tra khớp nối và "ngoại hình" máy
Mua laptop đã qua sử dụng khó nhất là xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm. Một chiếc máy mới mua, còn bảo hành nhưng dùng không đúng cách có khi tệ hại hơn một chiếc được chăm sóc kỹ lưỡng.
Khớp nối màn hình với thân máy cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh những phiền toán khi sử dụng.
Khi rao hàng trên website, người bán thường nói "còn 90%", "mới 98%",... nhưng đó hoàn toàn là những con số ước đoán và không có cơ sở. Vì vậy, bạn nên bỏ qua các con số và chắc chắn những gì mình trả tiền phải được ưng ý.
Khớp nối màn hình với thân máy là nơi dễ kiểm tra nhất. Nếu sử dụng nhẹ nhàng, vật liệu chế tạo tốt thì khớp nối không bị lung lay. Nếu khớp này lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến những rắc rối về sau với cáp màn hình và rất khó chịu nếu sử dụng khi di động.
Nếu vỏ máy bị nứt vỡ hoặc xộc xệch, có vết rơi thì bạn nên từ bỏ ý định mua. Nhiều người thích xem "độ mòn" bàn phím để xác định máy dùng nhiều hay chưa nhưng cách đó không thực sự chính xác. Nếu người dùng có mồ hôi tay thì chỉ cần dùng 1 tuần là bàn phím bóng nhẫy, trông rất cũ. Thêm vào đó, việc thay bàn phím mới cũng rất đơn giản và rẻ tiền.
Những linh kiện khách như đầu đọc thẻ, bluetooth, ... nếu có cũng phải được kiểm tra để chắc chắn chúng còn hoạt động tốt.

4. Chỉ dùng pin, không cắm điện khi kiểm tra
Pin và thời gian dùng pin là yếu tố quan trọng của laptop. Vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng máy có thể hoạt động được một thời gian mà không cần cắm điện.
Có thể thời gian kiểm tra máy không đủ lâu để máy hết kiệt pin, nhưng lượng điện tiêu hao đủ để bạn áng chừng thời gian sử dụng thực sự.
Một số phần mềm như Battery Monitor có khả năng tính toán và vẽ biểu đồ về mức độ xả điện của pin laptop rất đáng để bạn lưu vào ổ USB khi mang đi kiểm tra.

5. Kiểm tra bàn phím.
Mở một đoạn văn bản nhỏ và kiểm tra tất cả các phím trên máy có hoạt động đúng không. Mỗi laptop đều có các phím điều khiển đặc biệt và phím Fn (Function) để thực hiện các chức năng điều khiển khác.
Bất kỳ phím nào hỏng, bị dính cũng sẽ gây khó chịu khi sử dụng.

6. Kiểm tra ổ đĩa quang
Nếu máy tính của bạn có ổ đĩa quang, bạn hãy chắc chắn nó còn hoạt động.
Chuẩn bị một và đĩa CD/DVD mang theo để xem trên máy tính. Trong khi xem có thể tua đi, tua lại để chắc chắn đầu đọc còn tốt. Nếu có thể, bạn sử dụng các loại đĩa tự ghi để xem ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không.
Giá đĩa CD/DVD trắng tại các cửa hàng dịch vụ vi tính hiện nay khá rẻ và bạn có thể mua một vài cái để ghi thử nếu là loại ổ có tính năng ghi đĩa.

7. Chắc chắn về cấu hình máy.
Phần mềm Lavalyst Everest thường được dân thợ copy vào USB khi đi mua máy.
Chạy thử một vài phần mềm để xác định đúng cấu hình máy như quảng cáo của người bán. Nếu máy tính là dạng "nguyên bản", bạn hãy kiểm tra đinh ốc xem có trầy xước không. Toàn bộ vỏ máy có chỗ nào bị nứt vỡ hay không.
Những máy tính Lenovo - IBM có thể kiểm tra chính xác cấu hình xuất xưởng trên website. Nếu mua máy tính cũ loại này, khi kiểm tra kết nối Internet, bạn nên vào website của Lenovo để kiểm tra cấu hình và pin có phải đổi hay không.
Kiểm tra bằng những phần mềm như Lavalyst Everest sẽ xác định được: Loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi,... Nếu đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng thứ xem chúng hoạt động có chính xác không.

8. Kiểm tra "điểm chết" và các lỗi liên quan màn hình LCD
Màn hình laptop đã qua sử dụng, đặc biệt là hàng đổi trả nhập khẩu (refurbish), thường có "điểm chết" (death-pixel - những điểm ảnh bị hỏng trên màn hình, không thể thay đổi màu hoặc luôn nhấp nháy). Việc tìm kiếm một vài điểm chết trong hàng triệu điểm ảnh trên màn hình là điều không dễ.
Mẹo kiểm tra thông thường là bạn chuyển màu màn hình nền toàn màn hình, lần lượt các màu đen, trắng, lục, lam, vàng,... để tìm. Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm và website hỗ trợ việc tìm kiếm điểm không đổi màu trên màn hình.
Tùy theo số lượng và vị trí từng điểm mà người dùng có thể chấp nhận được hay không. Nếu chỉ có 1-2 điểm ở phía rìa màn hình thì có thể chấp nhận được với những người dễ tính. Nếu có "điểm chết" ở khu vực giữa màn hình thì bạn nên bỏ qua chiếc máy đó bởi khi làm việc lâu sẽ rất khó chịu cho mắt bạn.
Khi kiểm tra màn hình, bạn nên để màn hình sáng và nhìn từ nhiều góc khác nhau để phát hiện có điểm này bị thâm không. Nếu toàn bộ sáng đều thì màn hình còn tốt. Nếu có những điểm thâm tối khi nhìn các góc khác nhau thì màn hình đã cũ và xác suất hỏng khá cao.

9. Kiểm tra ổ cứng
Đây là khâu kiểm tra mất thời gian nhất nhưng rất quan trọng. Không giống các linh kiện thuần điện tử, ổ cứng kết hợp cả cơ và điện tử nên "nhạy cảm" hơn rất nhiều.
Bạn nên chuẩn bị một phần mềm kiểm tra đĩa tin cậy. Trong khi kiểm tra, bạn ghé tai nơi gắn ổ cứng để kiểm tra xem tiếng ổ chạy có "mượt" không.

10. May mắn và... liều
Dù xem xét kỹ cỡ nào, việc mua đồ điện tử cũ vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Vì thế, bạn phải sử dụng đến trực giác nhạy cảm để ra quyết định cuối cùng.
Nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop được bán có thể không "hành hạ" bạn nhiều.
Xem xét và chắc chắn từng công đoạn, may mắn sẽ đến với bạn bằng một chiếc laptop phục vụ đắc lực cho công việc của bạn.


Windows 8 sẽ có cấu trúc 128-bit

      Hệ điều hành "nối đuôi" Windows 7 sẽ có cả cấu trúc 128-bit, theo thông tin vừa bị rò rỉ từ nhóm nghiên cứu và phát triển của Microsoft tại Mỹ.

Có vẻ như nhân viên Robert Morgan của gã khổng lồ phần mềm đã sểnh miệng về "kế hoạch Windows 8", thậm chí là cả Windows 9 trên trang mạng doanh nghiệp LinkedIn. Trong phần hồ sơ cá nhân của mình, Morgan miêu tả công việc của anh là "nghiên cứu và phát triển cấp cao".

Hiện tại, hồ sơ của Morgan đã bị xóa khỏi trang chính của LinkedIn, nhưng nếu bạn tìm lại cache của Google thì vẫn có thể xem được. Trong hồ sơ, Morgan cho biết anh đang "làm việc trong chế độ an ninh ngặt nghèo để lập kế hoạch chiến lược cho các dự án trung và dài hạn".

Trong số các dự án R&D mà Morgan đang tham gia có "Khả năng tương thích của cấu trúc 128-bit với lõi Windows 8 và Windows 9". Morgan cũng chịu trách nhiệm thiết lập quan hệ với những đối tác quan trọng như Intel, AMD, HP và IBM.

Dự kiến xuất xưởng toàn cầu vào ngày 22/10 tới, Windows 7 sẽ có cả hai phiên bản 32-bit và 64-bit. Trên thực tế, chúng ta đã có thể lựa chọn phiên bản Windows 64-bit kể từ Windows XP Professional x64 Edition (phát hành tháng 5/2005). Tuy nhiên, hệ điều hành kế nhiệm Vista đã thất bại thê thảm, nhấn chìm cả mối quan tâm mà dư luận dành cho cấu trúc 64-bit của Microsoft

Máy tính 64-bit có thể xử lý RAM tốt hơn và trên lý thuyết sẽ mạnh hơn phiên bản 32-bit. Microsoft hy vọng cấu trúc này sẽ trở nên phổ biến hơn nhờ Windows 7. Phiên bản 128-bit của Windows 8, nếu đúng là sự thật, sẽ mở ra triển vọng về một bước nhảy vọt mới về hiệu suất điện toán.

Theo kế hoạch phát hành một hệ điều hành Windows mới sau mỗi 3 năm của Microsoft, Windows 8 có thể sẽ ra mắt vào năm 2012.


Acer ra mắt màn hình máy tính công nghệ LED siêu mỏng



         Acer Việt Nam vừa giới thiệu màn hình máy tính công nghệ LED siêu mỏng S243HL 24 inch, hỗ trợ xem video độ nét cao (full HD), tỉ lệ tương phản đạt đến 8.000.000:1 và thời gian đáp ứng cực nhanh chỉ 2ms.
         Màn hình S243HL ứng dụng công nghệ chiếu sáng bằng đèn LED tiên tiến nhất cùng những giải pháp quản lý điện năng hiệu quả đạt tiêu chuẩn RoHS và Energy Star giúp nâng cao hiệu năng hoạt động trong khi vẫn tiết kiệm được đến 58% năng lượng. Sản phẩm nhắm tới đối đượng người dùng yêu thích công nghệ mới, thiết kế hiện đại trong khi vẫn chú trọng đến hiệu năng hoạt động.

          Tuy kích thước màn hình rộng đến 24 inch nhưng màn hình hoàn toàn không thô cứng nhờ vào bề dày chỉ mỏng 14mm. Điểm nhấn của màn hình tập trung ở chiếc chân đế với thiết kế vát cạnh và kéo dài theo hình chữ L, tuân theo nguyên tắc cân bằng động trong hội họa rất độc đáo, tạo cho người sử dụng cảm giác khỏe khoắn và vững vàng khi nhìn vào tổng thể màn hình. Không như những model khác, chiếc chân đế của S243HL còn được tích hợp sẵn loa ngoài được sắp gọn gàng bên dãy phím điều khiển đem đến sự thuận tiện cho người sử dụng.

         Với những công nghệ tiên tiến, kết hợp với kích thước màn hình khổ rộng theo tỉ lệ 16:9 cùng hai cổng HDMI, màn hình S243HL là sự lựa chọn hàng đầu cho những người dùng đam mê phim ảnh, đặc biệt là phim Blu-ray độ nét cao.


Công Nghệ 3G

Công nghệ 3G       G : viết tắt của "generation" - công nghệ điện thoại di động
1G (the first gerneration):Đây là thế hệ điện thoại di động đầu tiên của nhân loại. Đặc trưng của hệ thống 1G là:

- Dung lượng (capacity) thấp

- Kỹ thuật chuyển mạch tương tự (circuit-switched)

- Xác suất rớt cuộc gọi cao

- Khả năng handoff (chuyển cuộc gọi giữa các tế bào) ko tin cậy

- Chất lượng âm thanh rất chuối

- Ko có chế độ bảo mật...

2G (bao gồm GSM và CDMA)

Thế hệ đang được dùng trên thế giới:

- Kỹ thuật chuyển mạch số

- Dung lượng lớn

- Siêu bảo mật (High Security)

- NHiều dịch vụ kèm theo như truyền dữ liệu, fax, SMS (tin nhắn),...
3G (WCDMA)

Xuất hiện đầu tiên ở Japan. Đặc điểm nổi bật so với 2 thế hệ trước:

- Truy cập Internet

- Truyền video

Đi sâu về công nghệ tiên tiến nhất hiện nay (đã triển khai): 3G
Thế nào là công nghệ 3G?
3G là thuật ngữ dùng để chỉ các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 (Third Generation). Đã có rất nhiều người nhầm lẫn một cách vô ý hoăc hữu ý giữa hai khái niệm 3G và UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems).

Để hiểu thế nào là công nghệ 3G, chúng ta hãy xét qua đôi nét về lịch sử phát triển của các hệ thống điện thoại di động. Mặc dù các hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên đựơc sử dụng vào những năm 1930-1940 trong trong các sở cảnh sát Hoa Kỳ nhưng các hệ thống điện thoại di động thương mại thực sự chỉ ra đời vào khoảng cuối những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống điện thoại thế hệ đầu sử dụng công nghệ tương tự và người ta gọi các hệ thống điện thoại kể trên là các hệ thống 1G.

Khi số lượng các thuê bao trong mạng tăng lên, người ta thấy cần phải có biện pháp nâng cao dung lượng của mạng, chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như cung cấp thêm một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta đã nghĩ đến việc số hoá các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống điện thoại di động thế hệ 2.

Ở châu Âu, vào năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông châu Âu (CEPT – Conférence Européene de Postes et Telécommunications) đã thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Groupe Spéciale Mobile (GSM) có nhiệm vụ xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu Âu hoạt động ở dải tần 900 MHz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã băng hẹp (Narrow Band TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thảo đầu tiên của GSM đã được hoàn thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào khoảng năm 1991. Kể từ khi ra đời, các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng, có mặt ở 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM có một ý nghĩa mới đó là hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System Mobile).

Cũng trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế hệ thứ nhất AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại di động số thế hệ 2 tuân thủ tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access – IS-95) ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136 và IS-95.
Công nghệ 3G

Do có nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở châu Âu, ngay khi quá trình tiêu chuẩn hoá GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành dự án nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu Âu được gọi là UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS trong tương lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài ra người ta còn có một mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp nhiều mạng khác nhau như PMR, MSS, WLAN… thành một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ.

Song song với châu Âu, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU – International Telecommunications Union) cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để nghiên cứu về các hệ thống thông tin di động thế hệ 3, nhóm nghiên cứu TG8/1. Nhóm nghiên cứu đặt tên cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 của mình là Hệ thống Thông tin Di động Mặt đất Tương lai (FPLMTS – Future Public Land Mobile Telecommunications System). Sau này, nhóm nghiên cứu đổi tên hệ thống thông tin di động của mình thành Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu cho năm 2000 (IMT-2000 – International Mobile Telecommunications for the year 2000).

Đương nhiên là các nhà phát triển UMTS (châu Âu) mong muốn ITU chấp nhận hệ thống chấp nhận toàn bộ những đề xuất của mình và sử dụng hệ thống UMTS làm cơ sở cho hệ thống IMT-2000. Tuy nhiên vấn đề không phải đơn giản như vậy, đã có tới 16 đề xuất cho hệ thống thông tin di động IMT-2000 (bao gồm 10 đề xuất cho các hệ thống mặt đất và 6 đề xuất cho các hệ thống vệ tinh). Dựa trên đặc điểm của các đề xuất, ITU đã phân các đề xuất thành 5 nhóm chính:

- IMT DS (trải phổ dãy trực tiếp). Người ta thường gọi các hệ thống này là UTRA FDD và WCDMA. Trong đó UTRA là từ viết tắt của UMTS Terrestrial Radio Access.

- IMT MC (nhiều sóng mang). Đây là phiên bản 3G của hệ thống IS-95 (hiện nay gọi là cdmaOne)

- IMT TC (mã thời gian). Về thực chất đây là UTRA TDD, nghĩa là hệ thống UTRA sử dụng phương pháp song công phân chia theo thời gian.

- IMT SC (một sóng mang). Các hệ thống thuộc nhóm này được phát triển từ các hệ thống GSM hiện có lên GSM 2+ (được gọi là EDGE).

- IMT FT (thời gian tần số). Đây là hệ thống các thiết bị kéo dài thuê bao số ở châu Âu.
Công nghệ 3G nào cho Việt Nam?

Như tôi đã trình bày ở trên, hiện nay trên thế giới có tới 5 nhóm công nghệ được đề xuất cho các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 vậy con đường nào là hợp lý cho Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải xem xét đến 2 khía cạnh, đó là hiện trạng mạng viễn thông Việt Nam và xu thế phát triển công nghệ của thế giới.
Hiện tại Việt Nam có 3 công ty cung cấp dịch vụ thông tin di động đã/chuẩn bị hoạt động. Đó là công ty VMS (GSM), VinaPhone (GSM) và Saigon Postel (cdmaOne). Tổng số thuê bao của hai nhà cung cấp dịch vụ GSM khoảng hơn 1 triệu (rất khó tính chính xác con số này bởi vì hiện tại có tới 70% số thuê bao sử dụng dịch vụ trả tiền trước). Hầu hết các trạm gốc đều sử dụng dải tần 900 MHz. Saigon Postel sẽ cung cấp dịch vụ thông tin di động CDMA vào tháng 7 (số thuê bao hiện tại = 0). Để tiến tới mạng 3G từ mạng GSM thì con đường hợp lý nhất, theo hầu hết các nhà phân tích là từ GSM -> GPRS -> WCDMA. Theo như quảng cáo của hầu hết các nhà cung cấp giải pháp viễn thông thì đây là con đường hiệu quả nhất vì nó cho phép tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mạng hiện có. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì để thực hiện bước chuyển đổi như vậy là rất tốn kém và lãng phí. Xin lấy ví dụ, khi tiến hành chuyển đổi từ GSM sang GPRS thì cần phải nâng cấp toàn bộ phần giao diện vô tuyến, các khối điều khiển truy nhập và lắp đặt thêm các khối hỗ trợ dịch vụ chuyển mạch gói trong mạng (ví dụ GGSN, SGSN…). Tương tự như vậy khi chuyển đổi từ GPRS sang WCDMA ta lại phải tiến hành một bước nâng cấp và … vứt bỏ. Bản thân tôi cũng đã được tham dự khá nhiều hội thảo về tiến trình chuyển đổi lên 3G. Tôi rất thích một câu nói của một nhà cung cấp dịch vụ (người trình bày hội thảo): “Tiến trình chuyển đổi (GSM->WCDMA) chẳng qua chỉ là cách vẽ trên sơ đồ mà thôi. Còn về thực chất cái mà bạn có thể tận dụng được chẳng qua chỉ là… cái nhà chứa thiết bị mà thôi”.

Do CDMA có rất nhiều ưu điểm so với các phương thức đa truy nhập khác như hiệu suất sử dụng phổ tần cao, có khả năng chuyển giao mềm, đơn giản hoá việc phân chia và quản lý tần số… nên dù ở châu Âu hay châu Mỹ người ta cũng đều ngầm hiểu với nhau rằng mạng 3G trong tương lai sẽ là mạng sử dụng công nghệ CDMA. Những mạng sử dụng công nghệ CDMA hiện tại (ví dụ mạng của Saigon Postel) sẽ có khả năng chuyển đổi dễ dàng sang mạng 3G hơn. Con đường là cdmaOne ->cdma2000 1X ->cdma2000 3X. hoặc cdma2000 RTT1X ->cdma2000RTT3X. Việc chuyển đổi cho phép tận dụng hầu như toàn bộ các thiết bị sẵn có của mạng mà không cần phải nâng cấp, lắp đặt thêm nhiều khối chức năng như đối với các hệ thống GSM.
    Như vậy, đối với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động CDMA như Saigon Postel thì chắc chắn họ sẽ chọn con đường cdmaOne->cdma2000 1x ->cdma2000 3x hoặc cdmaOne ->cdma2000 3x.

Còn đối với VNPT (nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam thì sao?. Có hai lựa chọn cho họ. Thứ nhất, phát triển mạng GSM hiện tại lên GPRS rồi lên WCDMA -> Cách này tương đối tốn kém. Cách thứ 2: hiện tại mạng GSM mới chỉ dùng các băng tần 900 MHz và số lượng các thuê bao chưa phải là rất lớn, có thể triển khai song song dịch vụ CDMA ở dải tần 1800 MHz - 1900 MHz. Cùng với thời gian, mạng này sẽ nở dần ra và cung cấp các dịch vụ 3G trong tương lai. Đề xuất cụ thể: triển khai ngay mạng CDMA sử dung công nghệ cdma2000 1X (2.5G).

Sưu Tầm


Chuyên Mục Download Driver Máy In Hp

     Bài viết này mình sẽ cung cấp Driver Máy In HP. hiện Tại còn thiếu nhiều nhưng mình sẽ cố gắng cập nhật trong thời gian tới. Các bạn cũng có thể gởi yêu cầu kiếm Driver tại đây: Tất cả đều link Mediafire Download cực nhanh

  1. Driver Hp Laserjet 1020:                      OS:    Win XP                             Download Here
  2. Driver Hp Laserjet 1200_1220             OS:    Win XP                             Download Here
  3. Driver Hp Laserjet 1300                       OS:    Win XP                             Download Here
  4. Driver Hp Laserjet 1320                       OS:    Win XP                             Download Here
  5. Driver Hp Laserjet 1150                        OS:   Win XP                            Download Here
  6. Driver Hp Laserjet 1000                       OS:    Win XP                            Download Here
  7. Driver Hp Laserjet 2015P                     OS:    Win XP                            Download Here
  8. Driver Hp Laser  6540                           OS:    Win XP                            Download Here
  9. Driver Hp Laserjet 1005                        OS:    Win XP                            Download Here


Chuyên Mục Download Driver Máy In Canon

Bài viết này mình sẽ cung cấp Driver Máy In Canon hiện Tại còn thiếu nhiều nhưng mình sẽ cố gắng cập nhật trong thời gian tới. Các bạn cũng có thể gởi yêu cầu kiếm Driver tại đây:  Tất cả đều link Mediafire Download cực nhanh

  1. Driver Canon Laserjet LBP 2900:  Download here
  2. Driver Canon LaserShot LBP-3000  Download here
  3. Driver Canon Lasershot LBP 1210 Máy In A4) Download here
  4. Driver Canon Laserjet LBP 810 (Máy In A4) Download here
  5. Driver Canon Laserjet LBP 1120 (Máy In A4) Download here
  6. Driver Canon LaserShot LBP 2000 (Máy In A3)Download here
  7. Driver Canon Laserjet LBP 3200I (Máy In A4)Download here 
  8. Driver Canon LaserShot  LBP 3500( Máy In A3)  Download Here

      


Khắc phục lỗi gõ không được tiếng Việt trong Windows 7

      Người sử dụng Windows 7 có thể gặp vấn đề không thể gõ tiếng Việt trong Internet Explorer (IE) như khi soạn thảo trong webmail (Gmail, Yahoo Mail ..) hay trong ô tìm kiếm (searchbox) của Google toolbar (riêng ô tìm kiếm có sẵn của IE thì vẫn gõ được tiếng Việt bình thường. DIGILIFE xin hướng dẫn cách khắc phục lỗi này như sau.

    Lỗi không gõ được tiếng Việt này chỉ phát sinh khi dùng trình duyệt web Internet Explorer (IE), trình duyệt Firefox không phát sinh lỗi này. Để gõ được tiếng Việt trong IE, cần chỉnh sửa lại một vài thông số như sau:
1/Vào Tool/Internet Options. Trong tab General, mục Appearance (nằm cuối cùng trong cửa sổ mở ra).



      2/ Bấm vào nút Languages. Add thêm vào language là tiếng Việt (Vietnamese). Trong danh sách này phần tiếng Việt có 2 cái khác nhau là Vietnamese [vi] và Vietnamese (Vietnam) [vi-VN]. Bạn phải chọn Vietnamese [vi] mới gõ được tiếng Việt. Nếu trong danh sách có thêm những ngôn ngữ mà không không cần dùng đến thì bấm chuột để chọn rồi bấm nút Remove.



     3/ Sau đó, chuyển qua tab Security và bỏ chọn trong mục Enable Proctect Mode.



      Sau khi hoàn tất, bạn bấm OK và khởi động lại IE là bạn có thể gõ được tiếng Việt bình thường.
Sưu Tầm


Nghệ thuật gây thiện cảm




Các nhà mỹ học cho rằng, vẻ đẹp của người phụ nữ không hoàn toàn do bẩm sinh. Vẻ đẹp chính là biết cách làm rung động lòng người bằng cách tôn những nét đẹp thiên phú và biết phát huy cá tính. Về điểm này, mỗi người phụ nữ có ưu thế khác nhau. Có người thiên về ánh mắt long lanh, có người thì nói năng duyên dáng, có người lại quyến rũ ở nụ cười tươi thắm... Tất cả những ưu thế đó, các bạn gái đều nên biết để áp dụng trong cuộc sống.


Trên thực tế, để chiếm được cảm tình của người khác không phải dễ. Một người con gái có thân hình đẹp tự nhiên sẽ có thể gây được cảm tình với mọi người. Thân hình khỏe khoắn đầy nhiệt tình và sức sống luôn có sức hấp dẫn. Còn những cô gái luôn tỏ ra uể oải, lười biếng, làm gì cũng bừa bãi, lung tung thì không thể chiếm được cảm tình của phái mạnh được.

Khi nghe điện thoại, bạn đáp lại một cách vui vẻ, lịch thiệp thì cũng sẽ gây được cảm tình, con gái thường làm người ta mê khi nói chuyện qua điện thoại. Đặc biệt, con gái không được có cử chỉ, nói năng thô lỗ. Một câu nói thô lỗ, một hành động táo bạo sẽ làm hao tổn vẻ đẹp bên trong của bạn.

Nhiều bạn gái thường coi cái đẹp là ở việc ăn mặc, trang sức, trang điểm. Đúng, đó là đẹp, nhưng chưa phải là vẻ đẹp đầy đủ. Chúng ta thường thấy nhiều cô gái trang sức hết sức cầu kỳ nhưng dáng đứng, bước đi không đẹp, biểu hiện cư xử vụng về, nói năng thô tục, cướp lời người khác... như vậy không thể cho họ là đẹp được.

Người con gái đẹp phải có phong thái đẹp, tư thế đi, đứng, dáng ngồi cũng như giao tiếp với người xung quanh bằng lời nói, vẻ mặt, cử chỉ cũng cần phải đẹp, lịch thiệp và có văn hóa. Muốn vậy, bạn gái cần phải học tập và rèn luyện mỗi ngày để tạo nên vẻ duyên dáng của riêng mình. Bạn gái nên lấy sự duyên dáng làm tiêu chí để phấn đấu, gắn nó với từng phút giây trong cuộc sống của bạn. Bởi nếu thông minh, bạn sẽ được mọi người quý trọng, nếu xinh đẹp bạn sẽ được mọi người chú ý, còn nếu có duyên thì bạn sẽ được nhớ mãi.

Duyên là vẻ đẹp lặn vào trong, nó làm cho vẻ đẹp của bạn có hương sắc, đầy quyến rũ. Cái khó là ở chỗ chúng ta ai cũng có những khiếm khuyết về văn hóa và tính cách, nếu cứ chân thực phô hết chúng ra thì chắc chắn mọi người sẽ chán bạn ngay. Bạn cần tìm hiểu rõ điểm mạnh của mình và học cách biểu lộ chúng một cách tự nhiên. Ví dụ, nếu bạn nhảy tồi thì càng phải tránh... giẫm lên chân bạn nhảy; Nếu bạn có tính cả thẹn, đừng cố ra vẻ mình là người vui tính; Còn nếu bạn cho rằng mình biết hát thì đừng một mực chối đây đẩy là mình không hát được khi mọi người yêu cầu. Sự duyên dáng thường xuất hiện đúng lúc bạn hé mở những nét đặc sắc nào đó của cá nhân bạn.

Trong mọi hoàn cảnh, bạn cần phải biết xử sự đúng và có điệu bộ, phong thái đẹp. Khi đã quen với cách xử sự này, bạn sẽ cảm thấy vững tin hơn và sẽ được mọi người tôn trọng. Vì vậy, bạn hãy gắng học những nguyên tắc xử sự đúng mức, nếu kiến thức của bạn trong lĩnh vực này chưa đủ, hãy đọc thêm loại sách hướng dẫn cách xử thế và quan sát cách xử sự của người nào đó đã gây thiện cảm với bạn để hoàn thiện hơn.

Thái độ cư xử đúng chỗ và nữ tính, sẽ làm tăng thêm vẻ quyến rũ của bạn. Chúng có thể làm tăng sức mạnh cho lời nói, thu hút sự chú ý chung. Tất nhiên, không đòi hỏi bạn phải thay đổi toàn bộ cách xử thế tự nhiên của mình, nhiều lúc cần phải tự chủ và bạn sẽ trở nên điềm đạm, hấp dẫn hơn.


Những món quà vô giá


Hãy thực sự lắng nghe người khác khi họ muốn giãi bày tâm sự. Đừng cắt ngang, đừng suy diễn và phản ứng vội vàng. Chỉ đơn giản là lắng nghe bạn đã giúp cho người bức xúc hạ hỏa và thảnh thơi hơn nhiều. Kể cả khi bạn không hề khuyên nhủ họ, bản thân họ có thể bình tĩnh tìm ra giải pháp cứu mình.

Lòng yêu thương

Hãy hào phóng những cái ôm, khoác vai và nắm tay... Những hành động nhỏ nhưng thể hiện tình cảm đối với những người xung quanh, khiến họ cảm thấy mình không bao giờ đơn độc.

Nụ cười

Chia sẻ những mẩu chuyện và clip hài hước với bạn bè là cách nhân rộng nụ cười ra khắp nơi, làm cho cuộc đời nhẹ nhõm và đáng sống hơn biết bao.

Trạng thái ở một mình

Sẽ có những lúc bạn chẳng muốn làm gì cả và chỉ muốn ở một mình. Hãy nhạy cảm một chút khi bạn bè mình cũng như vậy và nên cho họ một không gian riêng thay vì gặng hỏi. Bình tâm, họ sẽ tìm đến bạn chia sẻ nỗi lòng.

Sự giúp đỡ và cám ơn

Mỗi ngày, cố gắng giúp đỡ một người nào đó, bạn luôn thấy cuộc đời ý nghĩa. Và nếu được nhận một ân huệ dù nhỏ, đừng bao giờ tiết kiệm lời cám ơn. Đôi khi, một cử chỉ cám ơn nhiệt thành và đúng lúc có thể khiến người ta nhớ cả đời.

Khen tặng

Những lời khen chân thành bao giờ cũng khiến người khác hạnh phúc. Họ có thể trở nên xinh đẹp, cuốn hút, tự tin, đáng yêu, tràn đầy sức sống...


Bạn nên chọn bản Windows 7 nào?

Windows 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 22/10 tới đây. Trước khi quyết dịnh rút ví mua một bản “xịn” về dùng, hãy tìm hiểu xem “gói” nào phù hợp với bạn.



Cũng giống như Windows Vista, Microsoft cũng sẽ phát hành hệ điều hành Windows 7 dưới 5 phiên bản khác nhau, mỗi phiên bản lại có những tính năng và mức giá khác nhau.
Do vậy, bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa 5 phiên bản đó và từ đó, bạn có thể lựa chọn được một phiên bản thích hợp nhất.

1. Windows 7 Starter
Đây là phiên bản được cài đặt sẵn trên netbook mới xuất xưởng và không bán riêng trên thị trường. Được xem là phiên bản rút gọn, Windows 7 Starter chỉ thích hợp cho người dùng phổ thông với các chức năng cơ bản như duyệt web, đọc email hay soạn thảo văn bản…
Với Windows 7 Stater, bạn chỉ có thể kích hoạt đồng thời tối đa 3 chương trình.

2. Windows 7 Home Basic
Tương tự như trên, phiên bản này cũng được cài đặt trên laptop mới xuất xưởng, nhưng vẫn xuất hiện trên thị trường ở một vài nước như Ấn độ hay Trung Quốc. Phiên bản này thích hợp cho những người sử dụng máy tính ở nhà với những tính năng cơ bản cần thiết như lướt web, soạn thảo văn bản, nghe nhạc…
Sự khác biệt của Windows 7 Home Basic so với phiên bản Starter là không bị giới hạn số ứng dụng có thể kích hoạt đồng thời.

3. Windows 7 Home Premium
Windows 7 Home Premium – Sự lựa chọn phù hợp cho người dùng phổ thông.
Phiên bản này dành cho người sử dụng trung bình, cung cấp đủ các tính năng cần thiết để phục vụ cho những nhu cầu cá nhân và giải trí, như giao diện Aero (tạo hiệu ứng theme trong suốt cho desktop ), Windows Media Center (quản lý media) và khả năng ghi đĩa Bluray…

4. Windows 7 Professional
Windows 7 Professional – Sự lựa chọn dành cho người dùng nâng cao.
Phiên bản này phù hợp ở các văn phòng công ty. Nó có các tính năng như kết nối máy in thông qua máy chủ, cung cấp phần mềm để thiết lập sao lưu và chế độ Windows XP ngay trong Windows 7.

5. Windows 7 Ultimate/Enterprise
Nếu không quan ngại về giá cả, Windows 7 Ultimate là sự lựa chọn tốt nhất.
Đây là phiên bản đầy đủ nhất của hệ điều hành Windows 7, kết hợp những tính năng được giới thiệu ở cả hai phiên bản Premium và Professional. Ngoài ra còn có rất nhiều các tính năng và các ứng dụng khác mà bạn có thể biết được khi sử dụng sau này. Phiên bản này phù hợp với những người sử dụng máy chuyên nghiệp.
Phiên bản Ultimate thích hợp cho người dùng cá nhân, còn phiên bản EnterPrise thích hợp cho cộng đồng.
Dựa vào nhu cầu sử dụng máy tính, bạn có thể chọn lựa cho mình phiên bản phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo bảng giá của các phiên bản dưới đây:

- Đăng ký mới Windows 7:
+ Windows 7 Home Premium: $199.99

+ Windows 7 Professional : $299.99

+ Windows 7 Ultimate: $319.99

- Nâng cấp từ Windows Vista lên Windows 7: (Chỉ được nâng cấp lên phiên bản tương ứng với Windows Vista đang sử dụng)

+ Windows 7 Home Premium (Upgrade): $119.99

+ Windows 7 Professional (Upgrade): $199.99

+ Windows 7 Ultimate (Upgrade): $219.99

  Cơ hội nâng cấp miễn phí Windows 7:

Từ nay cho đến 31 tháng 1 năm sau, người dùng sẽ có cơ hội nâng cấp miễn phí từ Windows Vista lên phiên bản Windows 7 tương ứng nếu mua mới PC hay Laptop có cài đặt Windows Vista bản quyền.

Cấu hình tối thiểu để sử dụng Windows 7:
- CPU: 1GHz
- RAM: 1GB
- Card đồ họa dung lượng tối thiểu 128MB (để có thể sử dụng được hiệu ứng Windows Aero)
- Ổ cứng trống tối thiểu 16GB
- Ổ đĩa DVDRom để khởi động và cài đặt