Đối với CPU AMD thì socket AMD2. Dĩ nhiên là còn rất nhiều lọai socket khác nhau nữa nhưng tôi chi nêu 3 cái đặc trưng thôi.
Socket CPU
Là đế dùng để gắng CPU vào. Là thành phần dễ nhận biết nhất trên mainboard. Hiện có 2 dạng thông dụng đối với CPU INTEL là socket 478 (đã ngưng sản xuất) và socket 775. Đối với CPU AMD thì socket AMD2. Dĩ nhiên là còn rất nhiều lọai socket khác nhau nữa nhưng tôi chi nêu 3 cái đặc trưng thôi.
Các lỗi thường gặp:
1. Chủ yếu do tiếp xúc không tốt:
- Đối với socket 478 và AMD2 phải cẩn thận tháo miếng gặt chân màu sáng (chiếm 1/2 bên trên bề mặt socket) ra vệ sinh = RP7 và quan sát kỹ coi có bị ten, rỉ hay không. Nếu có thì vệ sinh và cạo thật sạch để CPU và socket tiếp xúc trở lại.
- Đối với socket 775 thì quan sát kỹ xem có bị cong các chân tiếp xúc. Vệ sinh thật nhẹ để tránh cong các chân tiếp xúc.
2. Lỗi hở chân socket:
- Đối với lọai socket dùng chân gầm (không xuyên qua mainboard) như kiểu chipset. Trường hợp này rất khó chuẩn đoán.
- Thiết bị “test socket” cũng chỉ test được những đường “quan trọng” và độ chính xác không cao.
- Nếu có kinh nghiệm, thường dùng tay đè mạnh lên lưng CPU nếu thấy card test mainboard nhảy sang số khác hơn so với lúc chưa đè tay thì 99,99% hở socket.
- Lỗi này chủ yếu do chì bi dưới bụng socket lâu ngày bị “nhót” lại dẫn đến hụt chì gây tiếp xúc không tốt giữa socket và mainboard.
- Cách xử lý tốt nhất là hấp “khô” lại socket (không dùng mỡ hay nhựa thông). Cần phải có máy hàn chip chuyên dùng mới làm được. Nên nhớ không cho mỡ hay nhựa thông vào socket sẽ làm “chết” socket vì không còn tiếp xúc tốt nữa.
- Nếu hấp vẫn không giải quyết thì chỉ còn cách thay socket mà thôi. Dĩ nhiên phải có socket mới và máy hàn chip mới làm được.
Mainboard: Socket CPU và các lỗi thường gặp
Thu thuat tin hoc
2009-10-11T13:08:00+07:00
Đang tải dữ liệu...